Cà phê từ lâu đã là một loại đồ uống vô cùng nổi tiếng và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, một số người phát hiện khi uống cafe bị đau bụng, thậm chí là xuất hiện một số biến chứng khác. Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này là gì? Cách khắc phục như thế nào? Mời bạn cùng giadungviet.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
- 1 quả dưa chuột bao nhiêu calo? Ăn dưa chuột có giảm cân không?
- TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT – THUVIENSINHHOC.COM
- 1 tô hủ tiếu bao nhiêu calo? Ăn hủ tiếu có béo không? Ăn hủ tiếu có giảm cân không? Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp
- Khái niệm nhà nước là gì? [Cập nhật 2024]
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt cho bé hơn 2 tháng tuổi bị viêm kết mạc và tắc tuyến lệ như thế nào?
Tại sao sau khi uống cafe bị đau bụng
Theo chuyên gia, nhìn chung việc một số người sau khi uống cà phê bị dau bụng chủ yếu là vì trong đồ uống này có chứa nhiều hợp chất có thể gây nên cảm giác khó chịu cho dạ dày, bao gồm:
Bạn đang xem: Nguyên nhân uống cafe bị đau bụng và cách khắc phục
Caffein gây kích thích tiêu hóa
Nguyên nhân uống cafe bị đau bụng đầu tiên phải kể đến đó chính là hàm lượng caffeine gây kích thích hệ tiêu hóa – caffeine là một chất kích thích tự nhiên có trong cà phê giúp bạn tỉnh táo. Tuy có một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ caffeine có thể làm tăng nhu động ruột, tăng tần suất co bóp trong đường tiêu hóa. Nhưng đối với một số người, tác động kích thích này có thể dẫn đến tình trạng đi tiêu phân lỏng hoặc tiêu chảy.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu còn có thấy việc tiêu thụ caffeine có thể kích thích và tăng sản xuất axit dạ dày. Khi dạ dày tiết nhiều axit clohydric hơn, có thể gây cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Điều này cũng phần nào lý giải được tại sao uống cafe bị đau bụng.
Axit có trong cà phê
Tuy caffeine được coi là nguyên nhân chính gây nên cảm giác khó chịu cho dạ dày. Nhưng trong một số nghiên cứu gần đây, đã cho thấy axit trong cà phê cũng đóng vai trò nào đó trong việc gây nên tình trạng này.
Cà phê là đồ uống có tính axit vì chúng chứa nhiều hợp chất axit chlorogenic và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide. Các axit này đã được chứng minh là có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và gây nên các cơn đau bụng. Mặc dù cà phê không phải nguyên nhân gây bệnh, nhưng được coi là tác nhân gây nên các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày và thậm chí là khó tiêu, ợ nóng,…
Xem thêm : Hướng dẫn cách tính tiền nước sinh hoạt đơn giản, chuẩn xác
>>> Đọc thêm:
So sánh trà và cà phê, đâu mới là thức uống tốt cho sức khỏe?
Các thành phần khác
Có một số trường hợp, uống cafe bị đau bụng không phải là do caffeine hay bất cứ hợp chất này của cà phê mà có thể là do các thành phần được thêm vào như kem, sữa, chất tạo ngọt, đường, đá lạnh.
Trên thực tế, sẽ có một số người mắc phải tình trạng không thể dung nạp lactose có trong sữa hoặc không tiêu hóa được loại đường này. Trong trường hợp này, nếu uống cà phê được thêm sữa sẽ dẫn đến một số triệu chứng như co thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy.
Ngoài ra, các loại đường nhân tạo như mannitol và sorbitol cũng được thêm vào cà phê để tạo độ ngọt. Tuy loại đường này không có calo nhưng có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng và gây tiêu chảy nếu bạn dùng quá nhiều.
Cách khắc phục tình trạng uống cafe bị đau bụng
Nếu từng uống cafe bị đau bụng và có cảm giác khó chịu trong dạ dày hoặc thậm chí là tiêu chảy thì không cần quá lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục chúng bằng một số mẹo dưới đây:
- Đối với người mới lần đầu uống cà phê thì nên uống chậm rãi, từng ngụm nhỏ. Việc này sẽ tốt hơn cho dạ dày của bạn, đồng thời còn giảm nguy cơ khiến dạ dày khó chịu khi tiêu thụ cà phê.
- Không nên uống cà phê khi đang đói bụng, do đồ uống này có tính axit nên có thể khiến dạ dày bạn cồn cào, khó chịu. Thay vào đó, nên uống cà phê sau bữa ăn để giúp dạ dày tiêu hóa dễ hơn.
- Nên tránh những chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Chẳng hạn, cơ thể bạn không thể dung nạp lactose và cảm thấy khó chịu trong dạ dày khi thêm sữa vào cà phê, hãy ngưng và chuyển sang dùng sữa có nguồn gốc thực vật để thay thế như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành.
- Không nên uống quá nhiều cà phê, tối đa là 400mg caffeine mỗi ngày (tương đương với 4 tách cà phê pha). Việc uống cà phê quá nhiều không chỉ gây nên tình trạng đau bụng, tiêu chảy mà còn khiến bạn bị mất ngủ, căng thẳng, bồn chồn, tim đập nhanh,…
Xem thêm : Đăng nhập Trạng Nguyên Tiếng Việt trên máy tính, điện thoại
>>> Đọc thêm:
10 tác hại của cà phê khi uống nhiều cần lưu ý ngay
Say cà phê là gì? Bị say cà phê phải làm sao?
6 Cách giảm cân bằng cà phê đánh bay mỡ thừa hiệu quả
Ngoài ra, việc giảm độ chua hoặc tính axit của cà phê cũng góp phần giúp bạn hạn chế được tình trạng sau khi uống cafe bị đau bụng. Dưới đây là một số cách giảm thiểu độ axit của phê:
- Uống cà phê lạnh: Một số nghiên cứu đã cho thấy cà phê lạnh có chứa ít tính axit hơn cà phê nóng.
- Lựa chọn hạt cà phê có màu tối: Hạt cà phê có màu tối được rang lâu và rang ở nhiệt độ cao thì tính axit sẽ ít hơn so với hạt cà phê màu sáng.
- Dùng sản phẩm bã cà phê có kích thước lớn: Nghiên cứu cho thấy, bã cà phê có kích thước càng nhỏ thì tính axit của nó sẽ thấp.
Nhìn chung, tình trạng sau khi uống cafe bị đau bụng thường không đáng lo ngại, nhưng có thể gây nên cảm giác khó chịu. Vậy nên, nếu bạn là người nhạy cảm với các hợp chất có trong cà phê hoặc các chất phụ gia được thêm vào đồ uống này thì có thể áp dụng các mẹo xử lý được giadungviet.vn tổng hợp trong bài viết nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp