Cây vòi voi là loại cây mọc dại ở khắp nơi, nhưng nó lại là dược liệu tốt để giảm đau, chống viêm, giải độc,… Điều ít người biết là loại dược liệu này có chứa độc tính nhẹ, nếu không dùng đúng cách sẽ tiềm ẩn một số tác hại nhất định. Vậy cây vòi voi chữa bệnh gì, cách dùng như thế nào?
- BẠN HỎI – CHUYÊN GIA TRẢ LỜI: Xem điểm tín dụng bằng cách nào? Bị đánh giá tín dụng xấu thì bao lâu có thể vay lại được?
- Mức phạt khi lái xe quá tốc độ theo quy định mới
- Mang bầu ăn xà lách xoong được không? Lợi ích gì mang đến cho sức khỏe?
- GIẢI ĐÁP: ĂN BÁNH TRÁNG CÓ NỔI MỤN KHÔNG?
- Quỹ bình ổn giá xăng dầu…"bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?
Cây vòi voi: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc
Cây vòi voi là cây gì?
– Tên tiếng Việt: Vòi voi, Cấu vĩ trùng, Đại vĩ đạo, Nam độc hoạt
– Tên khoa học: Heliotropium indicum L.
– Họ: Boraginaceae (Vòi voi )
Vòi voi là loại cỏ cao từ 0,20-0,40m, thân khỏe, cứng, mang nhiều cành, trên thân và cành đều có lông. Vòi voi có 2 loại cây vòi voi tím và vòi voi trắng.
Hình ảnh cây vòi voi
- Lá hình trứng dài, phía cuống tròn và hơi hẹp lại, phía đầu tù, phiến lá dài từ 5 – 9cm, rộng 3 – 5cm. Cả hai mặt đều nhiều lông, mép có răng cưa không đều, cuống lá có dìa.
- Hoa màu tím nhạt hoặc trắng, không cuống, so le, nhung liền nhau trên 2 hàng tạo thành cụm hoa xim bọ cạp ở đầu cành hoặc kẽ lá.
- Quả gồm 4 hạch nhỏ, trên đỉnh dính vào nhau, phía dưới xa nhau cao 4mm và càng lên phía trên lại càng hẹp lại, khi chín thì tách ra.
Xem thêm : Đồng Phân Hình Học Là Gì? Điều Kiện Để Có Đồng Phân Hình Học
Phân bố: Cây vòi voi thường mọc ở đâu? – Cây mọc hoang ở khắp nơi, tại những bãi hoang, ruộng bỏ không, quanh làng. Cây còn mọc ở nhiều nước khác vùng Á Đông, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Philippin.
Bộ phận sử dụng: Dùng toàn cây, hái về phơi khô hoặc dùng tươi.
Cây vòi voi có tác dụng gì?
Cây vòi voi tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền
Cây vòi voi trị bệnh gì? – Trong y học cổ truyền, vòi voi được quy vào nhóm Thận, kinh Tỳ, Đại Tràng. Dược liệu này được dùng để điều trị các bệnh lý về xương khớp, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, viêm họng,… Với tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm, giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu thũng,…
Theo y học hiện đại
Trong y học hiện đại ghi nhận cỏ vòi voi có chứa chất chống oxy hóa, chống co thắt, giảm đau, kháng khuẩn, kháng u, chữa lành vết thương, lợi tiểu, chống ung thư, chống viêm,… Nên nó có thể dùng để chữa bệnh vô sinh, bệnh tăng nhãn áp, bệnh đục thủy tinh thể, bệnh dị ứng,…
Bài thuốc dược liệu từ cây vòi voi
Bài thuốc dược liệu từ cây vòi voi
Chữa sưng amidan
Cây vòi voi uống được không? – Câu trả lời là CÓ, bởi đây là loại thảo dược có tính mát, vị hơi đắng và hơi cay, có tác dụng tốt trong việc giảm viêm, thanh nhiệt, giảm sưng tấy, giảm sưng amidan.
Cách làm: Lấy lá vòi voi tươi nghiền lấy dịch rồi súc miệng từ 4 – 6 lần/ 1 ngày.
Cây vòi voi chữa xương khớp, phong thấp
- Vòi voi khô: 300g, rễ nhàu rừng 20g, củ bồ bồ 150g, cỏ mực 100g
- Tất cả đen tán nhuyễn rồi vo viên bằng hạt tiêu, mỗi lần sử dụng từ 20 – 30 viên, ngày uống 2 – 3 lần.
Chữa viêm xoang
Xem thêm : Thủ thuật mobile hay
Lấy 5 – 6 nhánh dược liệu ngũ sắc tươi, 10 nhánh vòi voi đem rửa sạch. Sau đó giã nhuyễn và chắt nước rồi nhỏ vào mũi xoang bị viêm.
Cây vòi voi ngâm rượu chữa bệnh á sừng
- Cách 1: Ngâm dược liệu vòi voi trong bình chứa ngập rượu đến khi rượu chuyển vàng. Sau đó, dùng bông gòn thấm nhẹ rượu thuốc rồi bôi lên vết thương.
- Cách 2: Đem vòi voi giã nhuyễn sau đó thêm 1 ít muối rồi đắp lên vết thương, thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Chữa viêm da cơ địa
Cách 1:
- Vòi voi sau khi thu hái đem ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút, để ráo nước rồi cắt nhỏ, cho vào cối giã hoặc xay nhuyễn.
- Sau đó, đắp dược liệu đã giã nát đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 2 – 3 tuần.
Cách 2:
- Cắt cây vòi voi thành đoạn nhỏ, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, để ráo.
- Sao cây vòi voi trên bếp lửa cùng với một ít giấm cho đến khi màu sắc dược liệu ngả vàng.
- Cho hỗn hợp trên vào túi vải sạch rồi chườm lên vùng da bị viêm, khi thuốc nguội thì bỏ lên bếp để sao lại rồi chườm tiếp. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày trong 3 tuần liên tiếp để thấy hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu từ cây vòi voi
Vòi voi là vị thuốc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa tê thấp, viêm tấy, viêm họng, mụn nhọt, mẩn ngứa. Tuy nhiên, khi sử dụng dược liệu này, người dùng cần lưu ý một số điều sau:
Lưu ý khi sử dụng dược liệu từ cây vòi voi
- Không tự ý sử dụng cỏ vòi voi làm dược liệu khi không có sự hướng dẫn của thầy thuốc có chuyên môn. Bởi trong thành phần của dược liệu này có chứa chất gây độc cho gan, nếu tự ý sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ không tốt.
- Trong quá trình sử dụng nếu bị tiêu chảy, đau bụng cần dừng sử dụng.
- Hiệu quả chữa trị từ thảo dược tự nhiên thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với dùng thuốc Tây nên việc chữa trị cần hết sức kiên trì.
- Khi dùng cỏ vòi voi chữa bệnh ngoài da thì trước và sau khi thực hiện đều cần sử dụng nước ấm vệ sinh da sạch sẽ, tuyệt đối không được uống nước.
Câu hỏi thường gặp
Cây vòi voi có độc không?
Dù có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhưng loại dược liệu này có chứa một số hoạt chất gây hại cho sức khỏe như ancaloid có nhân pyrolizidinn trong loài vòi voi H.lariocarpum Fish et Mey làm ức chế, phá hủy tế bào gan. Do vậy, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
Tắm cây vòi voi có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu y học, công dụng của loại cây này giúp người bệnh điều trị các bệnh về da như giảm đau nhức, mủ viêm, mụn nhọt, mẩn ngứa. Vì vậy, khi tắm vòi voi có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng da xuất hiện các đốm đỏ li ti hoặc mẩn đỏ.
Dù công dụng chữa bệnh của cây vòi voi là không thể phủ nhận, nhưng các độc tính có trong dược liệu có thể khó phát hiện hoặc phát tác âm ỉ, kéo dài. Vì vậy, người dùng cần có sự đồng ý sử dụng từ thầy thuốc chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
- Bạch đồng nữ – Dược liệu hỗ trợ chữa bệnh cho phụ nữ
- Cây gối hạc và những bài thuốc chữa bệnh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp