Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến cụm từ “tam quan đúng đắn” hay “tam quan lệch lạc”. Tuy nhiên, tam quan là gì và hiểu như thế nào cho chính xác? Hãy cùng VOH tìm hiểu khái niệm cũng như cách xây dựng tam quan của bản thân trong bài viết này nhé!
Tam quan là gì?
Trong cuộc sống, con người thường tìm hiểu khái niệm tam quan thông qua 2 phương diện chính. Đó là triết học và kiến trúc.
Bạn đang xem: Tam quan là gì? Làm thế nào để xây dựng tam quan đúng đắn?
Tam quan trong triết học
Tam quan là một từ gốc Hán, được viết là 三观. Nó bao gồm những quan điểm của con người về ý nghĩa, giá trị, mục đích, quan niệm cốt lõi trong cuộc sống và thế giới.
Tam quan của một người được hình thành dựa trên 3 yếu tố sau:
- Thế giới quan
Thế giới quan là toàn bộ quan niệm của con người về thế giới xung quanh, bản chất con người, cuộc sống và các mối quan hệ giữa con người với thế giới đó. Nội dung của thế giới quan được phản ánh qua 3 góc độ. Đó là các khách thể nhận thức, bản chủ thể nhận thức và mối quan hệ giữa khách thể với chủ thể nhận thức.
Các góc độ này thể hiện rõ ý thức của con người về thế giới và bản thân mình. Hình thức biểu hiện có thể thông qua những quan điểm, quan niệm rời rạc hay hệ thống lý luận chặt chẽ.
- Giá trị quan
Giá trị quan là những đánh giá, nhìn nhận của con người với sự vật, hiện tượng nào đó xảy ra trong cuộc sống. Thế nào là đúng, là sai? Bởi cùng một việc nhưng mỗi cá nhân lại có cách nhìn nhận hoàn toàn khác nhau.
- Nhân sinh quan
Nhân sinh quan là hệ thống các quan niệm về cuộc sống. Theo đó, nó thể hiện thái độ của con người đối với những vấn đề cơ bản, cốt lõi về thời thế, nhân sinh. Đặc biệt, thế giới quan và giá trị quan sẽ quyết định nhân sinh quan của một người.
Có thể nói, tam quan là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành vi của mỗi con người với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, nó còn giúp chúng ta tạo dựng nên các chuẩn mực, giá trị đạo đức cho bản thân.
Tam quan trong kiến trúc
Khác với khái niệm triết học, tam quan trong kiến trúc chỉ “cổng tam quan” với “tam” có nghĩa là ba, còn “quan” tức là cửa. Vậy cổng tam quan là gì?
Cổng tam quan là loại cổng có ba lối đi được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam. Dạng kiến trúc dân gian này hay xuất hiện ở chùa chiền hoặc một số dinh thự, đình miếu.
Cổng được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế, tạo nên một tổng thể thống nhất. Cửa chính nằm ở giữa, phía trên cùng sẽ lợp mái và trán cửa treo bảng tên địa danh. Hai bên là 2 lối cửa phụ, đắp câu đối. Người ta dùng gạch đá hoặc gỗ làm phần vách ngăn giữa các cửa.
Vào thời phong kiến, các công trình kiến trúc cung đình thường sử dụng cổng tam quan. Theo đó, cổng chính dành cho vua chúa được thiết kế lớn nhất. Hai lối đi 2 bên nhỏ hơn dành cho quan văn (cổng bên trái) và quan võ (cổng bên phải).
Cổng tam quan có 2 loại chính:
- Cổng tam quan có gác: Kiểu kiến trúc này sẽ có gác, thiết kế nhỏ và xây thêm tầng mái để tạo chiều cao. Một số chùa sử dụng phần gác trên đặt chuông, khánh hoặc trống dùng trong nghi lễ nhà chùa.
- Cổng tam quan tứ trụ: Thay vì xây tường vách thì dùng 4 trụ biểu chắc chắn. Trong đó, 2 trụ giữa cao hơn 2 trụ bên để chia thành 3 lối đi. Phần nối liền tứ trụ phía trên được chạm trổ và trang trí rất đẹp.
Ngoài cổng tam quan 3 cửa, ở Việt Nam còn xuất hiện loại cổng biến thể 5 lối đi như chùa Sét (Hà Nội). Với thiết kế độc đáo, lạ mắt này đã mang đến không gian cổ kính, trang nghiêm cho ngôi chùa.
Tam quan lệch lạc là gì?
Trong xã hội hiện nay, chúng ta thường đánh giá một con người thông qua thành tựu và lối sống của họ thay vì dựa vào ngoại hình hay gia thế. Từ hành vi, lối sống ấy mà có thể biết được người đó có tam quan đúng đắn hay lệch lạc.
Xem thêm : Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương dùng cho lứa tuổi nào?
Tam quan lệch lạc là những nhận thức méo mó, không đúng của cá nhân về thế giới quan do bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, gia đình hoặc do bản chất con người gây ra. Đôi khi, suy nghĩ đó tác động tiêu cực đến lối sống, hành vi của con người khiến họ có cái nhìn tiêu cực về bản thân và người khác.
Dưới đây là 13 quan niệm sai lầm phổ biến nhất hiện nay mà nhiều người mắc phải.
Sàng lọc tâm trí
Sàng lọc tâm trí (mental filter) là cách con người sàng lọc những việc tiêu cực nhất trong vô vàn thứ tích cực. Điều này có nghĩa là họ chỉ tập trung vào những chi tiết tiêu cực và phóng đại chúng lên, thay vì nhìn nhận các khía cạnh tích cực của sự việc một cách toàn diện.
Với kiểu tư duy này, bạn không cho phép bản thân tin vào những thứ tốt đẹp mà chỉ bận tâm tới mặt tiêu cực của vấn đề dù nó rất nhỏ.
Suy nghĩ phân cực
Suy nghĩ phân cực hay còn gọi là tư duy trắng đen (all-or-nothing thinking) là lối suy nghĩ bảo thủ, chỉ nhìn sự việc với hai màu đối lập. Mọi thứ phải là 100% tốt hoặc 100% xấu, không có ở giữa và trung lập.
Khái quát hóa quá mức
Lỗi tư duy khẳng định tuyệt đối (overgeneralization) xảy ra khi con người chỉ dựa vào một sự việc hoặc một bằng chứng duy nhất để đi đến kết luận chung. Họ không cần thông qua sự thật được đúc kết từ những nghiên cứu của số đông.
Con người luôn thổi phồng mức độ nghiêm trọng của những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ, khi vấp ngã một lần, bạn cho rằng điều đó sẽ lặp đi lặp lại mãi mãi.
Kết luận vô căn cứ
Kết luận vô căn cứ (jumping to conclusion) là nhảy thẳng đến kết luận mà không cần cân nhắc trước những yếu tố hoặc góc nhìn khác. Kiểu tư duy này thường có 2 trường hợp:
- Đọc tâm trí (mind reading): Bạn hay mặc định mọi người sẽ có suy nghĩ hoặc hành động theo cách nghĩ của mình. Từ đó, luôn áp đặt ý kiến, quan điểm của bản thân lên người khác một cách vô cớ mà bỏ qua cảm nhận của họ.
- Dự đoán (fortune telling): Bạn “đoán mò” về sự kiện nào đó sắp xảy ra theo một cách cụ thể để tránh đối mặt với khó khăn.
Kiểu kết luận vô căn cứ này khiến bạn trở nên quá nhạy cảm, thiếu tự tin dẫn đến khó đạt được mục tiêu mà bản thân đã lập ra.
Biến mọi thứ thành hiểm họa
Đây là một trong những lối suy nghĩ thường thấy ở con người. Đôi lúc, bạn kỳ vọng thảm họa xảy ra khi vô tình nghe hoặc nhìn thấy một vấn đề nào đó. Hàng loạt các câu hỏi xuất hiện trong đầu: “Điều gì sẽ xảy ra nếu như chuyện tồi tệ đến với tôi”, “Nếu bi kịch ập đến thì sao?”.
Xem thêm: Vô thường là gì? Ý nghĩa của cuộc sống vô thường với tâm thức con người Nhân văn là gì? Chủ nghĩa nhân văn là gì? Cách nuôi dưỡng lối sống nhân văn Triết lý là gì? Suy ngẫm triết lý nhân sinh, cuộc sống và tình yêu ý nghĩa
So sánh bản thân với người khác
So sánh là điều tất yếu trong xã hội. Tuy nhiên, người có tam quan lệch lạc thường đặt nặng vấn đề so sánh bản thân với người khác khiến cuộc sống của họ giống như một cuộc đua. Họ tự đặt mình lên bàn cân với những người xung quanh để cố xác định ai tài giỏi hơn, ai xinh đẹp hơn,…
Nhầm lẫn về khả năng kiểm soát và sự công bằng
Khi phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài, con người sẽ rơi vào cảm giác bất lực, bi quan. Mặt khác, nếu chúng ta tự cho mình cái quyền kiểm soát mọi thứ khiến bản thân lầm tưởng. Thậm chí, trong tâm trí lúc nào cũng có xu hướng chịu trách nhiệm với nỗi đau, hạnh phúc của người khác.
Thông thường, quan điểm về sự công bằng của mỗi người là khác nhau. Cho nên, khi ai đó hành xử không đúng với những chuẩn mực mà bạn luôn tâm niệm sẽ làm tâm trạng của bản thân trở nên bức bối, khó chịu.
Đổ lỗi cho hoàn cảnh và người khác
Thực tế, con người thường “thích” đổ lỗi cho người khác về những bất hạnh, đau khổ mà bản thân gặp phải dù nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Đó là cách họ thoái thác trách nhiệm khi không tìm được phương án khả thi cho các vấn đề.
Sống quá nguyên tắc
Con người luôn đặt ra những nguyên tắc sống để giúp bản thân trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, một số người lại quá cứng nhắc, vô tình làm nó trở thành “thành trì lưới sắt” giam hãm chính mình. Họ sẽ vô cùng tức giận nếu ai đó phá vỡ quy tắc hoặc cảm thấy có lỗi khi vi phạm các nguyên tắc.
Tư duy dựa trên cảm xúc
Xem thêm : Tài khoản thu phí thường niên là gì? 5 cách tra cứu tài khoản thu phí thường niên nhanh chóng
Mỗi người thường có nhiều cách lựa chọn khác nhau khi đưa ra quyết định cho một sự việc nào đó. Có người chọn làm theo cảm xúc nhưng cũng có người hành động dựa trên lý trí. Đặc biệt, người tư duy dựa trên cảm xúc luôn tin rằng những gì bản thân cảm nhận là hoàn toàn đúng.
Xúc cảm thường có liên kết và tương quan với quá trình tư duy. Vì thế, khi niềm tin và suy nghĩ của bạn lệch lạc thì cảm xúc sẽ phản ánh rõ điều đó.
Ảo tưởng thay đổi người khác, về phần thưởng
Bạn lầm tưởng bản thân có khả năng thay đổi người khác nếu gây áp lực đủ lớn hoặc chiều chuộng họ hết mực. Bởi bạn cho rằng, hạnh phúc của chính mình phụ thuộc hoàn toàn vào họ.
Tuy nhiên, trên thực tế, người duy nhất mà chúng ta có thể thay đổi chính là bản thân mình. Hơn thế nữa, hạnh phúc của một người sẽ phụ thuộc vào những quyết định lớn nhỏ mà họ đưa ra trong đời.
Ngoài việc tự huyễn hoặc bản thân có thể thay đổi người khác, con người còn ảo tưởng về phần thưởng. Họ mong đợi nhận được “món quà” giá trị, xứng đáng với những công sức mà mình đã bỏ ra. Nếu không được đền đáp như kỳ vọng thì bản thân sẽ cảm thấy hụt hẫng, thất vọng.
Dán nhãn toàn thể
Đôi lúc, bạn lấy khuyết điểm của bản thân hoặc một người để đánh giá tiêu cực cho toàn thể. Từ đó, tự hình thành cái nhìn khuôn mẫu, phiến diện về cuộc sống, thế giới. Bạn dễ dàng đưa ra phán xét cay nghiệt hay có định kiến về người khác.
Bản thân luôn đúng
Ngoài xã hội, có một số người luôn tự cho mình là đúng đến mức tự phụ, kiêu căng. Họ cố gắng chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, bảo vệ cái tôi, lý lẽ của bản thân bằng mọi giá.
Trong từ điển của mình, những người đó không bao giờ chấp nhận được hai chữ “thua cuộc” nên sẽ làm bất cứ điều gì nhằm chứng minh bản thân.
Tại sao một bộ phận giới trẻ lún sâu vào suy nghĩ, hành vi lệch lạc?
Thế hệ trẻ ngày nay năng động, tự tin hơn so với thế hệ cha anh trước đây. Họ chủ động hơn trong việc lựa chọn con đường sự nghiệp, không ngần ngại khám phá cái mới. Nhận thức về lý tưởng, giá trị xã hội cũng cởi mở hơn, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết sống hết mình vì mục tiêu cao đẹp vẫn còn một bộ phận giới trẻ có tam quan lệch lạc. Nam thì muốn bắt cá hai tay hoặc “giao lưu” với nhiều em để thể hiện bản lĩnh đàn ông. Còn phụ nữ chưa chồng lại muốn yêu đương cùng trai có vợ vì cho rằng họ từng trải, biết chiều chuộng, che chở.
Đau lòng thay, có những kẻ còn đưa ra quan điểm lệch lạc về chuyện ngoại tình để lấp liếm cho hành vi trái đạo đức của mình. Đối với họ, trong tình yêu, ai không được yêu mới là người thứ ba. Liệu cái suy nghĩ “mới mẻ” ấy có đang giết chết một thế hệ trẻ?
Vì sao người trẻ lại có tam quan lệch lạc như vậy? Phải chăng, do những biến động thời cuộc và ảnh hưởng thời đại công nghệ số mà họ dần rời xa các giá trị truyền thống của dân tộc. Hay bản thân không thể làm chủ trước sự hấp dẫn, lôi cuốn, huyễn hoặc của lối sống hiện đại.
Xem thêm: ‘Chân lý’ là gì? Làm thế nào để tìm ra chân lý cuộc sống của bản thân An nhiên là gì? Liệu có cuộc sống an nhiên tự tại giữa cuộc sống hiện đại? Lý tưởng là gì? Người sống có lý tưởng là người như thế nào?
Cách phát triển tam quan đúng đắn trong cuộc sống
Người ta hay nói: “Khi bạn có giá trị, bạn mới có tôn nghiêm. Chỉ có người tôn nghiêm và có giá trị mới nhận được sự tôn trọng từ người khác”. Do đó, để bản thân có tam quan đúng đắn và có cái nhìn sáng suốt hơn về cuộc sống, thế giới thì hãy áp dụng những cách sau nhé!
- Tự phê phán: Trước tiên, bạn cần xem xét lại giá trị và thái độ của bản thân đã thật sự phù hợp và đúng với chuẩn mực đạo đức hay không.
- Tự nhận thức và tự giác: Hãy luôn kiểm tra lại tam quan của mình để đảm bảo rằng nó phản ánh đúng thực tế. Việc này sẽ giúp bạn có thái độ tích cực với con người và cuộc sống xung quanh.
- Tìm hiểu và nghiên cứu: Bạn nên chủ động tìm hiểu các vấn đề trong cuộc sống và trang bị kiến thức vững chắc để có cái nhìn bao quát, toàn diện về thế giới.
- Tiếp xúc với các nguồn thông tin khác nhau: Để mở rộng kiến thức và phản ánh lại tam quan của mình, bạn nên đọc nhiều sách, tìm hiểu thông tin trên những trang mạng chính thống hay thảo luận với người có quan điểm khác.
Tam quan của một con người sẽ quyết định cách nhìn của họ về thế giới. Do đó, mỗi cá nhân nên tự phát triển, xây dựng cho chính mình những suy nghĩ, hành vi đúng đắn, phù hợp với luân thường đạo lý. Hãy trở thành đóa hoa tỏa hương thơm ngát cho đời, bạn nhé!
Đừng quên theo dõi VOH – Thường thức để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp