Giá trị lý luận của học thuyết giá trị thặng dư
Để trả lời cho câu hỏi: học thuyết giá trị thặng dư (GTTD) của C. Mác có lỗi thời hay không, trước hết, cần nắm vững bản chất tư tưởng cốt lõi của học thuyết GTTD.
Xem thêm : Gợi ý 5 món quà cho người già nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng
Học thuyết GTTD được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị – lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết giá trị – lao động một cơ sở khoa học thực sự.
Trước C. Mác, ngay cả những nhà kinh tế học lỗi lạc của trường phái tư sản cổ điển, như A-đam Xmít và Đa-vít Ri-các-đô đã không giải thích nổi vì sao các nhà tư bản trao đổi hàng hóa đúng giá trị mà vẫn thu được GTTD. C. Mác đã khắc phục được những nhầm lẫn, hạn chế của trường phái cổ điển và làm cho học thuyết giá trị – lao động đạt tới sự hoàn bị. Sử dụng phương pháp đặc thù trong nghiên cứu kinh tế chính trị là trừu tượng hóa khoa học, C. Mác đã tách GTTD ra khỏi những hình thái đặc thù của nó, xây dựng nên học thuyết GTTD của mình.
Xem thêm : Nhặt tài sản của người khác không trả lại có bị xử lý hình sự?
Các nhà kinh tế trước C. Mác thấy được lao động tạo ra giá trị, nhưng không tách ra được lao động nào (cụ thể hay trừu tượng) tạo ra giá trị. C. Mác cho thấy, chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa cùng với một loạt những kết quả nghiên cứu khác: Về lượng giá trị, cấu thành lượng giá trị; nguồn gốc, bản chất, chức năng tiền tệ; quy luật giá trị và tác động của nó; mâu thuẫn công thức chung của tư bản và đặc biệt là nhờ phát hiện ra giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động có thuộc tính hết sức đặc biệt là sản sinh ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó và nhờ phân biệt được quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị (quá trình sản xuất GTTD), C. Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN), thực chất của quá trình sản xuất GTTD. Qua đó, C. Mác làm rõ GTTD được tạo ra trong sản xuất chứ không phải là trong lĩnh vực lưu thông; lưu thông rất cần cho quá trình sản xuất và thực hiện GTTD.
Tất cả thành quả đó, tạo nên cơ sở khoa học vững chắc giúp C. Mác giải thích được nguồn gốc thực sự và quá trình vận động, biến tướng của GTTD thành lợi nhuận, lợi tức, địa tô trong sản xuất, lưu thông, phân phối; phân tích được bản chất của tư bản bất biến và tư bản khả biến… xây dựng nên học thuyết khoa học về GTTD, về tích lũy, về tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế… Với học thuyết GTTD, C. Mác đã giải phẫu toàn bộ hệ thống kinh tế TBCN, bóc trần bản chất và nguồn gốc của cái gọi là hình thức “thu nhập” là lợi nhuận, lợi tức và địa tô.
Học thuyết GTTD cho thấy rõ bản chất và đặc điểm bóc lột của TBCN. Kinh tế hàng hóa TBCN là sự phát triển của kinh tế hàng hóa giản đơn. Nhưng, kinh tế hàng hóa TBCN khác với kinh tế hàng hóa giản đơn không chỉ về lượng (tức là không phải chỉ khác ở số lượng lớn sản phẩm bị thu hút vào chu chuyển hàng hóa và hình thái hàng hóa của sản phẩm trở thành hình thái thống trị) mà còn khác về chất. Trên vũ đài hàng hóa xuất hiện một loại hàng hóa mới là sức lao động, do đó, thị trường hàng hóa (nói chung) được bổ sung bằng một bộ phận đặc biệt là thị trường sức lao động. Tất nhiên, thị trường sức lao động không phải do C. Mác khám phá ra, vì ai cũng biết đến sự tồn tại của lao động làm thuê trong các xã hội trước TBCN. Nhưng điểm nhấn là ở chỗ, chỉ có C. Mác mới nhìn thấy lao động làm thuê (hàng hóa sức lao động và chỉ trên cơ sở sản xuất hàng hóa, lao động bị tách khỏi tư liệu sản xuất (TLSX) mới trở thành lao động làm thuê) là một nhân tố cơ bản làm cho tiền chuyển hóa thành tư bản và kinh tế hàng hóa giản đơn chuyển hóa thành kinh tế hàng hóa TBCN – thời đại mới của quá trình sản xuất xã hội, thời đại của tư bản công nghiệp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp