Tổng quan về tế bào nhân thực – Bài 8 sinh 10 VUIHOC

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực có những đặc điểm chính sau đây:

– Có kích thước lớn với cấu trúc phức tạp.

– Có nhân được bao bọc bởi màng nhân.

– Có hệ thống màng giúp phân chia tế bào chất thành các xoang khác nhau.

– Có các bào quan có màng bao bọc.

Đăng ký ngay khóa học DUO để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

te bao nhan so va te bao nhan thuc 1

2. Cấu tạo của tế bào nhân thực

2.1. Nhân tế bào

Nhân tế bào là bộ phận dễ thấy nhất và quan trọng nhất ở trong tế bào nhân thực. Nhân tế bào chính là địa điểm lưu trữ các thông tin di truyền và nó cũng đóng vai trò như là một hệ thống điều hành, định hướng và giám sát các quá trình trao đổi chất bên trong tế bào.

trong tế bào nhân thực adn không tìm thấy trong - tế bào nhân thực

Cấu tạo của nhân tế bào nhân thực có chứa các thành phần:

+ Màng nhân bao gồm 2 lớp màng là màng ngoài và màng trong, mỗi màng sẽ có độ dày trong khoảng 6 – 9nm. Trong đó, màng ngoài gắn liền với rất nhiều phân tử protein nhằm điều khiển những phân tử nhất định đi vào hoặc đi ra khỏi nhân một cách thuận lợi nhất.

+ Chất nhiễm sắc nằm trong tế bào nhân. Các nhiễm sắc thể đó có chứa ADN cùng với nhiều các protein kiềm tính. Bên cạnh đó, các sợi nhiễm sắc thể thông qua quá trình xoắn giúp tạo nên nhiều nhiễm sắc thể. Số lượng các nhiễm sắc thể ở trong tế bào nhân thực là đặc trưng cho từng loài.

+ Nhân con: Một hoặc một vài thể hình cầu có màu đậm hơn hẳn với các phần khác chính là nhân con. Trong nhân con có chứa chủ yếu là protein với hàm lượng lên tới 80 – 85%.

2.2. Lưới nội chất

Lưới nội chất được biết đến là hệ thống màng nằm phía trong tế bào nhân thực. Lưới nội chất giúp tạo nên một hệ thống với các xoang dẹp và có các ống thông với nhau giúp tạo nên vách ngăn cách với các phần khác trong tế bào.

Lưới nội chất có 2 loại là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt, mỗi loại có chức năng riêng. Tuy nhiên, chức năng chung của cấu trúc này là giúp tạo nên những xoang ngăn cách với phần khác của tế bào chất. Đồng thời thì nó còn sản xuất được các sản phẩm nhất định và đưa tới đích cần thiết trong tế bào hoặc xuất bào.

2.3. Ribôxôm của tế bào nhân thực

Ribôxôm được biết đến là bào quan có kích thước rất bé và chúng không không có màng bao quanh. Riboxom thường có kích thước dao động vào khoảng từ 15 – 25nm. Mỗi tế bào sẽ có khoảng hàng vạn đến hàng triệu cấu trúc Riboxom. Trong Riboxom bao gồm các thành phần hóa học chủ yếu là rARN cùng với protein. Thông thường, mỗi Riboxom sẽ chứa một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé. Riboxom chính là nơi tổng hợp nên các protein.

2.4. Bộ máy Gôngi và Lizôxôm

Bộ máy Gôngi có cấu trúc dạng túi dẹt được xếp sát nhau. Tuy nhiên, chúng không dính liền vào nhau mà các túi được hình thành hoàn toàn tách biệt. Vì vậy mà chức năng chính của bộ máy Gôngi chính là tham gia vào quá trình lắp ráp, đóng gói, cuối cùng là phân phối các sản phẩm của tất cả các loại tế bào trong tế bào nhân thực.

Lizôxôm là một bào quan dạng túi với kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm, có một màng bao bọc có chứa nhiều loại enzim thuỷ phân giúp tiêu hoá nội bào. Lizôxôm còn tham gia phân huỷ các tế bào già yếu cùng các tế bào bị tổn thương. Lizôxôm được tạo nên từ bộ máy Gôngi như cách tạo túi tiết nhưng không xuất ra hẳn bên ngoài.

3. So sánh tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ đều là các loại tế bào nhưng chúng lại có các đặc điểm giống nhau và khác nhau nhất định. Dưới đây sẽ trình bày sự so sánh giữa 2 loại tế bào này.

* Giống nhau:

– Đều cơ bản có chứa 3 thành phần là

  • màng sinh chất

  • tế bào chất

  • vùng nhân hoặc nhân.

* Khác nhau:

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Đại diện là tế bào vi khuẩn

Đại diện là tế bào động vật nguyên sinh, nấm và thực vật, động vật.

Kích thước nhỏ chỉ bằng 1/10 tế bào nhân thực.

Lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ.

Chứa thành tế bào, vỏ nhầy cùng với lông, roi

Không có mặt của thành tế bào, vỏ nhầy cũng như lông, roi

Chưa có cấu trúc nhân hoàn chỉnh, chỉ là vùng nhân bao gồm ADN và chưa có các màng bao bên ngoài.

Có màng bao bọc nhân, bên trong chứa dịch nhân, nhân con cùng với chất nhiễm sắc, trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.

Tế bào chất: Thiếu hệ thống nội màng, khung tế bào và cũng không chứa bào quan mà có màng bao bọc.

Tế bào chất: Có đủ hệ thống nội màng, khung tế bào và có cả các bào quan được bao bọc bởi màng.

Không có khung xương nên không định hình được tế bào.

Có khung xương nên có thể định hình được tế bào.

Bào quan có chứa Ribôxôm

Bào quan đa dạng gồm Ribôxôm, lưới nội chất, thể gôngi, ty thể,…

4. Luyện tập bài 8 sinh 10: Tế bào nhân thực – trắc nghiệm và tự luận

4.1. Bài tập SGK cơ bản + nâng cao bài 8 sinh 10: Tế bào nhân thực

Câu 1: Hãy trình bày các điểm đặc trưng của tế bào nhân thực và chỉ ra sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật?

Hướng dẫn giải:

Đa số tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn và cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với các tế bào nhân sơ. Tế bào nhân thực thường có kích thước lớn gấp 10 lần tế bào nhân sơ do đó thể tích cũng lớn hơn rất nhiều và bên trong đó chứa nhất nhiều các bào quan, cấu trúc phức tạp giúp tế bào nhân thực có thể thực hiện các hoạt động sống của mình.

Cấu trúc chung của tất cả các tế bào nhân thực đều gồm 3 thành phần:

– Màng tế bào: cấu tạo từ lớp phospholipid kép và các protein giúp cho màng này có tính bán thấm, cho phép các chất ra vào một cách đặc hiệu và có kiểm soát.

– Nhân tế bào: vật chất di truyền của tế bào được tập trung trong một cấu trúc hình cầu, bao bọc bởi một lớp màng kép. Lớp màng này có nhiều lỗ thông giúp kết nối với các thành phần trong và ngoài nhân.

– Tế bào chất: chứa các bào quan, hệ thống nội màng và các cấu trúc khác của tế bào. Hầu hết mọi phản ứng đều diễn ra ở đây.

Đặc điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là:

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

Không có thành tế bào

Có thành tế bào bằng xenlulose

Không có lục lạp

Có lục lạp

Không có không bào

Có không bào trung tâm lớn

Màng có chứa cholesterol

Màng không có cholesterol

Có trung thể

Không có trung thể

Câu 2: So sánh đặc điểm của hai bào quan là ti thể và lục lạp?

Hướng dẫn giải:

Giống nhau:

Khác nhau:

Ti thể

Lục lạp

Màng ngoài trơn, màng trong có nhiều gấp nếp, khoang gian màng ( giữa 2 màng) chứa nhiều proton H+

Cả hai lớp màng đều trơn nhẵn

Chất nền ti thể chứa nhiều enzyme xúc tác cho các phản ứng

Chất nền lục lạp chứa các enzym xúc tác cho các phản ứng trong quá trình quang hợp và các cấu trúc được gọi là Grana, gồm các chồng tilacoit xếp lên nhau

Màng trong chứa nhiều protein xuyên màng, đóng vai trò như các chất cho và nhận electron, tham gia và quá trình tổng hợp ATP

Trên màng tilacoit chứa nhiều protein xuyên màng, đóng vai trò như các chất cho và nhận electron, tham gia và quá trình tổng hợp ATP

Có mặt ở hầu hết các tế bào nhân thực

Chỉ có mặt ở tế bào thực vật

Câu 3: Trình bày các đặc điểm cấu trúc và chức năng của không bào?

Hướng dẫn giải:

Cấu trúc không bào được tạo thành nhờ sự bao bọc của một lớp màng phospholipid kép, có các protein có vai trò như kênh dẫn, đưa các ion, các chất vào bên trong. Bên trong lớp màng là dịch không bào gồm thành phần là các chất hữu cơ và các ion khoáng.

Một chức năng phổ biến của không bào đó là tạo ra áp suất thẩm thấu cho tế bào bởi vì chúng chứa bên trong các chất tan, các ion là những nguyên nhân kéo nước vào và tạo thành một áp lực. Các loại tế bào với chức năng khác nhau sẽ có không bào với nhiệm vụ tương ứng. Ví dụ các tế bào cánh hoa sẽ có không bào chứa các sắc tố làm cho các cánh hoa này có màu sắc sặc sỡ giúp thu hút côn trùng tới thụ phấn cho cây. Không bào ở một số tế bào thực vật thì lại giúp dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây. Một số thì lại trở thành nơi để chứa các phế thải của tế bào hoặc chứa các chất độc đối với động vật ăn chúng.

Câu 4: Hãy đưa ra giải thích cho ý nghĩa cấu trúc gấp nếp của màng trong ti thể?

Hướng dẫn giải:

Màng trong của ti thể gấp nếp vào sâu bên trong khoang tạo thành các mào hình răng lược. Có thể thấy sự gấp nếp này làm làm tăng diện tích tiếp xúc của màng trong. Do đó làm tăng thêm không gian trên màng cho các protein của chuỗi vận chuyển điện tử, tăng lượng enzim hỗ trợ quá trình hô hấp tế bào.

Câu 5: Trình bày các thành phần, cấu trúc chính ở phía bên ngoài của màng tế bào?

Hướng dẫn giải:

– Thành tế bào: Là cấu trúc bao sát bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ các sợi xenlulôzơ. Còn với nấm, thành tế bào chủ yếu được cấu tạo bằng kitin. Hai phân tử này có cấu trúc đa phân và cùng đặc tính bền vững. Do đó thành tế bào có vai trò như lá khiên bảo vệ tế bào và giúp các tế bào có được hình dạng ổn định.

– Chất nền ngoại bào: Ở phía bên ngoài tế bào động vật có chứa một tập hợp các hợp chất được gọi là chất nền ngoại bào. Lớp này bao gồm chủ yếu là các loại glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) cùng với các chất vô cơ và hữu cơ khác. Nhờ các chất đó mà chất nền ngoại bào có thể giúp cho các tế bào liên kết với nhau hình thành các mô, cơ quan mà là nơi mà tế bào có thể truyền đạt và tiếp nhận thông tin từ các tế bào khác.

Dưới đây là sơ đồ tư duy tế bào nhân thực tổng hợp lại toàn bộ lý thuyết đã nêu ở các phần trên, các em học sinh tham khảo và lưu về để học khi cần thiết nhé!

4.2. Câu hỏi trắc nghiệm tế bào nhân thực

Câu 1: Vì sao tế bào nhân thực lại có tên như thế?

A. Vì chúng có một hệ thống nội màng

B. Vì ADN và Protein là vật chất di truyền của chúng

C. Vì kích thước của nhân lớn

D. Vì màng nhân bao bọc lấy vật chất di truyền

Câu 2: Cấu trúc của màng tế bào cơ bản:

A. Bao gồm 2 lớp, trong đó phía trên có các lỗ nhỏ

B. Bao gồm 3 lớp: trong đó lớp trong cùng với lớp ngoài là protein, lớp giữa thì là lipit

C. Cấu tạo chính từ xenlulôzơ

D. Cấu tạo chính bao gồm một lớp lipit kép được xen giữa bởi các phân tử protein, ngoài ra còn có mặt của cacbonhydrat

Câu 3: Màng tế bào có cấu trúc như thế nào?

A. Các protein xen vào giữa 2 lớp photpholipid

B. Phôtpholipit xen giữa 2 lớp prôtêin

C. Các protein sẽ nằm xen giữa trong 2 lớp photpholipid

D. Lớp protein nằm rải rác trên lớp photpholipid kép

Câu 4: Vai trò của màng sinh chất là:

A. Ranh giới giữa tế bào chất với môi trường bên ngoài

B. Bảo vệ khối sinh chất của tế bào

C. Thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường

D. Cả A, B và C

Câu 5: Chức năng nào sau đây không thuộc về màng sinh chất?

A. Sinh tổng hợp các protein để thải ra ngoài

B. Chứa các dấu chuẩn đặc trưng của từng tế bào

C. Tiếp nhận và truyền vào bên trong tế bào

D. Thực hiện quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài

Câu 6: Lớp phospholipid kép ở các màng tế bào có tính chất?

A. Dễ thấm với mọi phân tử tích điện cùng với các ion

B. Không có khả năng thấm tự do các phân tử tích điện cùng với ion

C. Thấm có tính chọn lọc đối với các phân tử tích điện và các ion

D. Có thể thấm tự do với các ion nhưng không thấm với các phần tử tích điện

Câu 7: Đặc tính không có ở màng sinh chất:

A. Thấm tự do với các phân tử H2O

B. Thấm tự do với các ion hòa tan trong H2O

C. Có chứa rất nhiều các loại prôtêin

D. Không có tính cân xứng

Câu 8: Màng sinh chất được tạo nên chủ yếu từ phân tử

A. Photpholipit

B. Protein

C. Glicoprotein

D. Cacbohiđrat

Câu 9: Loại phân tử xuất hiện với số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là

A. Cacbonhidrat

B. Photpholipit

C. Protein

D. Colesteron

Câu 10: Trong cấu trúc của màng sinh chất, ngoài lipit và prôtêin thì còn xuất hiện những phần tử nào dưới đây?

A. Axit đêôxiribônuclêic

B. Axit ribônuclêic

C. Cacbonhydrat

D. Axitphotphoric

Câu 11: Ngoài thành phần là photpholipit kép và các prôtêin thì màng sinh chất

còn có thể liên kết với cấu trúc nào sau đây?

A. Cacbohydrat

B. Các vi sợi

C. Colesteron

D. Tất cả các thành phần bên trên

Câu 12: Thành phần cấu tạo của tế bào chất trong sinh vật nhân thực

A. Các bào quan mà không được màng bao bọc

B. Chỉ bao gồm ribôxôm và nhân tế bào

C. Chứa bào tương cùng với nhân tế bào

D. Bao gồm hệ thống nội màng, các bào quan được màng bao bọc cùng với khung xương tế bào

Câu 13: Tế bào nhân thực không có ở sinh vật nào?

A. Thực vật

B. Động vật

C. Người

D. Vi khuẩn

Câu 14: Những sinh vật nào có tế bào nhân thực:

A. Tế bào ở động vật

B. Tế bào ở thực vật

C. Tế bào ở nấm

D. Cả A, B và C

Câu 15: Tế bào của các sinh vật nào dưới đây là tế bào nhân thực:

A. Thực vật, động vật, vi khuẩn

B. Thực vật, động vật, nấm

C. Thực vật, động vật, virut

D. Nấm, động vật, vi khuẩn

Câu 16: Màng tế bào có khả năng điều khiển các chất ra vào tế bào

A. Theo cách tùy ý

B. Theo cách có chọn lọc

C. Chỉ cho phép các chất đi vào

D. Chỉ cho phép các chất đi ra

Câu 17: Khả năng các tế bào của cùng 1 cơ thể nhận biết được nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” khác là nhờ có?

A. Các protein có vai trò là thụ thể

B. Glicoprotein – “Dấu chuẩn”

C. Tính chất khảm động

D. Roi và lông tiêm xuất hiện trên màng

Câu 18: Colesteron là thành phần có mặt ở màng sinh chất của loại tế bào nào?

A. Vi khuẩn

B. Nấm

C. Động vật

D. Thực vật

Câu 19: Màng sinh chất có cấu tạo chủ yếu từ:

A. Protein và Phôtpholipit

B. Lipit và Cacbohidrat

C. Photpholipit và Glicoprotein

D. chủ yếu là Colesteron

Câu 20: Màng sinh chất được biết đến là một cấu trúc có tính chất khảm động là do

A. Các thành phần cấu tạo nên màng có khả năng di chuyển trong phạm vi của màng

B. Được cấu tạo dựa trên nhiều chất hữu cơ khác nhau

C. Chúng bao bọc xung quanh phía ngoài tế bào

D. Liên kết chặt chẽ với khung xương tế bào

Bảng đáp án:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D D C C D A B A B C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D D D D B B B C A A

VUIHOC đã tổng hợp đầy đủ tất cả các kiến thức về tế bào nhân thực cũng như bài tập có lời giải và có đáp án giúp các em ôn tập tốt nhất. Để học nhiều hơn các kiến thức Sinh học 10 cũng như Sinh học THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!