10+ các loại Nấm ăn được ở rừng & tự nhiên ở VN, thế giới

Các loại nấm ăn được không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là nguyên liệu chế biến những món ăn hấp dẫn. Ngoài ra, nấm rừng ăn được còn được ứng dụng trong rất các bài thuốc quý hiếm nhằm nâng cao sức khỏe con người. Đặc biệt là ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và nhiều bệnh lý khác. Bài viết dưới đây của Thảo Tâm An sẽ giới thiệu đến bạn đọc 10+ các loại nấm ăn được ở trong rừng và thường ngày ở Việt Nam và cả trên thế giới.

Nấm hương (Nấm đông cô)

Nấm hương còn được biết đến với những tên gọi khác như nấm hương tẩm, nấm đông cô, nấm hương cô. Nấm có hình dạng tròn như một chiếc ô nhỏ, khi chín có màu sẫm. Trong 100 gram nấm đông cô chứa đến 14 gram protein. Đây là lý do mà nấm hương cô được ví von là “hoàng hậu của thực phẩm – vua của các loại rau củ”.

Những công dụng tiêu biểu của nấm hương phải kể đến như ngăn ngừa bệnh ung thư, giải độc và bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch, bổ thận tráng dương, … Nấm hương là thực phẩm vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá 50 gram nấm trong một ngày để tránh đầy bụng, khó tiêu.

Nấm hương – Nấm ăn được yêu thích của nhiều người Việt

Nấm mèo (Mộc nhĩ) – Nấm ăn được phổ biến

Nấm tai mèo là một trong số các loại nấm ăn được khá quen thuộc đối với người Việt. Loài nấm này mọc trên những thân cây khô ẩm ướt. Nấm có hình dạng đặc trưng như tai mèo đen, cùng với đó là lớp lông mỏng phủ bên trên.

Theo kết quả nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng của nấm tai mèo rất cao. Hàm lượng các nguyên tố, khoáng chất có trong nấm vô cùng phong phú. Cụ thể như: như protein, chất béo lipid, caroten, phốt pho, sắt, kcal, … Độ đa dạng về dưỡng chất đã giúp mộc nhĩ có tác dụng lớn trong việc làm thuốc chữa bệnh.

Lưu ý, phụ nữ có thai, người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn quá nhiều mộc nhĩ. Khi chế biến, không nên ngâm nấm mèo quá lâu trong nước, hoặc ngâm trong nước nóng.

Nấm mèo – Loại nấm ăn được thường gặp trên thân cây khô

Nấm rơm (Nấm mũ rơm) – Nấm thường gặp ở rơm rạ

Nấm rơm được nuôi trồng hoặc mọc tự nhiên trong các đống rơm rạ. Loại nấm này mọc khá phổ biến ở các vùng làng quê vì có môi trường sinh sống của chúng. Nấm có hình nón, cuống nấm mềm và giòn, kích thước thì tùy thuộc vào từng loại nấm rơm khác nhau. Nấm thường có màu xám, trắng xám hoặc xám đen, màu sắc sẽ đậm ở nơi có nhiều ánh sáng.

Nấm rơm là loại nấm lành tính, có vị ngọt nhẹ, tính mát, giàu dưỡng chất. Cụ thể như: đạm, chất béo, chất xơ, các nguyên tố vi lượng Ca, Fe, P,… và các vitamin A, B1, B2, E, C, D, PP và các axit amin. Nhờ vậy mà nấm có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, hạ huyết áp. Hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau đặc biệt là chống lại các loại u bướu.

Nấm rơm – Nấm thường gặp ở rơm rạ

Nấm hầu thủ (Nấm đầu khỉ)

Nấm hầu thủ còn được biết đến với tên gọi nấm đầu khỉ. Nấm có hình bầu dục hoặc hình cầu, tua nấm dày rủ xuống trông như đầu khỉ. Khi về già, các tua nấm sẽ chuyển sang sắc vàng trông giống như bờm sư tử. Điểm đặc biệt của loại nấm này là không mọc trên mặt đất mà mọc trên các thân cây gỗ.

Nấm hầu thủ được sử dụng để điều trị các bệnh giảm viêm loét dạ dày và một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Ăn nấm hầu thủ thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lão hóa. Cách tốt nhất để chế biến nấm hầu thủ mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng là nấu canh.

Nấm hầu thủ – Nấm ăn được khá lạ lẫm với nhiều người Việt

Nấm đông trùng hạ thảo – Top đầu trong các loại nấm ăn được

Nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên

Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên được tìm thấy từ vùng núi Tây Tạng. Đây cũng chính là lý do mà người ta gọi nấm đông trùng tự nhiên là Nấm đông trùng hạ thảo Tây Tạng. Loại nấm này được tìm thấy ở độ cao trên 4000m so với mực nước biển. Và chúng sống trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Đây là một trong số ít nấm ăn được mệnh danh là “thiên dược” nhờ tác dụng vượt trội. Người ta thường sử dụng nấm đè điều trị các bệnh về thận, viêm phế quản, cơ thể lao lực, xương khớp, …

Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng tự nhiên

Nấm đông trùng hạ thảo nuôi trồng

ĐTHT nuôi trồng là loại nấm được tạo ra bằng cách cấy nấm Cordyceps lên nhộng tằm. Chúng được nuôi dưỡng và chăm sóc trong môi trường phòng thí nghiệm điều kiện và nhiệt độ nghiêm ngặt. Để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đạt mức tốt nhất.

Hiện nay, các sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam nuôi trồng thành công đã được chứng minh có hàm lượng dinh dưỡng gần như là tương đương với loại trong tự nhiên. Chính vì thế mà bạn có thể an tâm sử dụng sản phẩm để bồi bổ và hỗ trợ điều trị bệnh.

Nấm Đông Trùng Hạ Thảo nuôi trồng dạng tươi

Nấm đông trùng hạ thảo bọ xít

Đây là loại đông trùng nhân tạo được cấy ghép trên giá thể của những con bọ xít bằng nấm Cordyceps. Sau một thời gian đông trùng sẽ mọc lên mặt đất rồi phát triển thành nấm trưởng thành. Theo kết quả phân tích về thành phần dinh dưỡng, thì đông trùng hạ thảo bọ xít có chất lượng gần như là tương tự với những loại đông trùng nguyên con được tìm thấy tại Tây Tạng.

Nấm Đông Trùng Hạ thảo bọt xít tìm thấy ở Việt Nam

Nấm mỡ – Phổ biến trên toàn thế giới

Loại nấm này có nguồn gốc từ vùng đồng ở Bắc Mỹ và châu Âu. Hiện nay nấm mỡ đã được trồng ở hơn 70 quốc gia. Nấm mỡ không chỉ là thực phẩm ăn được mà chúng còn có thể ăn sống trực tiếp. Nấm có màu trắng, trông khá sạch sẽ và dễ dàng nhận dạng.

Có thể nói, nấm mỡ là một trong những loại nấm ăn được được tiêu thụ rộng rãi nhất hiện nay. Nấm chứa nhiều chất đạm và các loại axit amin tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến gan bệnh ung thư, tăng cường sức đề kháng. Không những thế, nấm có nhiều chất xơ nên sẽ giúp chị em duy trì vóng dáng, sức khỏe của mình.

Nấm mỡ – Top trong nấm ăn được phổ biến trên thế giới

Nấm mối – Nấm rừng ăn được

Nấm mối là một trong loại nấm nằm trong danh sách các loại thực phẩm quý hiếm. Vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 khi mà thời tiết lúc ẩm, lúc nóng, mưa xen kẽ. Ở những vùng đất mềm xốp mối tiết ra các chất đặc biệt tạo men nấm mọc quanh tổ.

Tương tự như các loại nấm rừng ăn được khác, nấm mối có vị ngọt thanh, mùi thơm và rất giàu chất dinh dưỡng. Nấm có khả năng chống lão hóa, tăng sức đề kháng, thanh nhiệt cơ thể, hạ huyết áp, …

Nấm mối - Loại nấm ăn được hiện chưa nuôi trồng được
Nấm mối – Loại nấm ăn được hiện chưa nuôi trồng được

Nấm hải sản (Nấm ngọc châm trắng)

Nấm hải sản hay còn được biết đến với tên gọi là nấm bạch huyết. Tên gọi nấm hải sản bắt nguồn từ mùi vị tương tự các loại hải sản của nấm. Nấm có màu trắng đục, chứa nhiều khoáng chất, axit amin tốt cho cơ thể. Ta có thể sử dụng nấm hải sản chế biến thành nhiều món ngon khác nhau mà không hề gây ngán.

Sử dụng nấm thường xuyên sẽ giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện hệ thống thần kinh của con người. Ngoài ra, nấm còn giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh ung thư và nhiều loại bệnh khác.

Nấm hải sản – Với hương vị đặc trưng

Nấm thái dương (Nấm công chúa)

Nấm thái dương còn có rất nhiều tên gọi khác như nấm công chúa, nấm mặt trời, nấm hoàng gia, nấm thiên chúa. Nấm có nguồn gốc từ Brazil, nay được trồng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Dành cho những ai chưa biết, Đồng Tháp là nơi đầu tiên xuất hiện nấm thái dương ở nước ta.

Nấm có mũ màu xám, hồng, hoặc nâu đỏ phần chân nấm thì có màu trắng. Trong nấm chứa hàm lượng protein rất cao (40 – 50%), các loại vitamin B2, B1, K, chất xơ (6 – 8%). Đặc biệt là chất Polysaccharides – đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh ung thư. Ngoài việc được sử dụng trong chế biến món ăn, nấm thái dương còn được ứng dụng để điều chế các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh.

Nấm thái dương – Có nguồn gốc từ Brazil

Nấm Phục Linh Thiên – Nấm đặc hữu của Việt Nam

Tại Việt Nam, nấm Phục Linh Thiên được trồng nhiều ở Hoàng Liên Sơn. Giống nấm rừng ăn được này thường mọc ký sinh ở rễ cây thông và nằm sâu 20 đến 30cm dưới lòng đất. Việc phân loại nấm Phục Linh Thiên thường dựa vào màu sắc của mũ nấm. Nấm có màu hồng xám thì gọi là xích linh, màu trắng thì gọi là bạch linh.

Nấm Phục Linh Thiên - Nấm rừng ăn được của VN
Nấm Phục Linh Thiên – Nấm rừng ăn được của VN

Nấm Phục Linh Thiên có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả gấp nhiều lần so với nhân sâm. Nấm có khả năng phục thần, tăng cường sinh lực một cách tuyệt vời. Đặc biệt là khả năng ức chế các khối u, thậm chí là làm teo các khối u ác tính. Khả năng ổn định huyết áp của nấm Phục Linh Thiên không có một loại cây cỏ nào sánh bằng. Loại nấm này có giá trị kinh tế khá cao bởi những tác dụng trị bệnh vượt trội của nó.

Tóm lại, danh sách nấm ăn được đều có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Do vậy, đừng quên bổ sung nấm vào các bữa ăn hàng ngày của gia đình đình để cải thiện sức khỏe nhé. Hy vọng những chia sẻ về nấm ăn tốt của Thảo Tâm An sẽ giúp ích cho các bạn đọc.

Điểm: 4.89 (782 bình chọn)