Viêm họng chủ yếu do virus gây ra, trường hợp nhẹ chữa viêm họng không cần dùng đến kháng sinh, nhưng khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn nếu không được chữa bằng kháng sinh hợp lý thì có thể gặp phải các biến chứng nặng.
1. Chữa viêm họng bằng thuốc kháng sinh
1.1. Chữa viêm họng bằng nhóm thuốc Beta-lactamin
Nhóm thuốc Beta-lactamin bao gồm: Amoxicillin, Ceftriaxone, Cephalexin,…
Penicillin
Penicillin là một trong những loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus, điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn.
Penicillin thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa; nhiễm khuẩn ở miệng, họng; viêm phổi thể nhẹ do Pneumococcus; nhiễm khuẩn mô mềm và da; phòng ngừa thấp khớp cấp tái phát.
Penicillin gồm hai loại: Đó là Penicillin V dạng đường uống điều chế ở dạng viên nén, dạng tiêm dùng để tiêm tĩnh mạch và dạng bột tan.
Nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên uống thuốc 30 phút trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn. Thời gian điều trị thuốc thường khoảng 10 ngày. Nếu thấy bệnh vẫn không cải thiện, cần thông báo cho bác sĩ biết.
Lưu ý: Sử dụng Penicillin dài ngày hoặc dùng thuốc với liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như thiếu máu, nổi mề đay, làm giảm tiểu cầu, sốt, sốc phản vệ…
Trường hợp dị ứng với Penicillin, đang có thai hoặc cho con bú cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ.
Amoxicillin
Amoxicillin là thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa viêm họng. Thuốc được sử dụng với những trường hợp nhiễm khuẩn do sự tác động của một số loại vi khuẩn nhạy cảm điển hình như bệnh viêm họng, sốt thương hàn, viêm màng não, nhiễm khuẩn sản khoa, viêm nội mạc, viêm tai giữa, viêm amidan…
Nên dùng thuốc Amoxicillin theo đúng chỉ định của bác sĩ, không dùng với lượng nhiều hơn, ít hơn hay lâu hơn. Nên dùng thuốc vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày.
Đối với dạng dung dịch, nên lắc đều trước khi dùng thuốc. Nên đo dung dịch thuốc Amoxicillin bằng dụng cụ chia liều chuyên dụng. Lưu ý nên thuốc hết ngay, không được để lại cho những lần dùng sau.
Đối với thuốc Amoxicillin dạng viên nén phóng thích hay bao phim, không nên nghiền nát, nhai hoặc phá vỡ. Thay vào đó, hãy nuốt toàn bộ viên thuốc với nước.
Không tự ý ngưng dùng thuốc dù các triệu chứng nhiễm trùng đã giảm bớt vì có thể làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh Amoxicillin để chữa viêm họng, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: Vàng da ứ mật, viêm gan, giảm bạch cầu thoáng qua, viêm kết mạc, tiêu chảy, buồn và nôn ói, hoại tử da, nổi mề đay…
Cephalexin
Cephalexin là thuốc kháng sinh beta-lactamin được sử dụng phổ biến trong chữa viêm họng. Thuốc Cephalexin có tác dụng ức chế hoạt động gây viêm của các loại vi khuẩn gây hại, đồng thời giảm đau nhẹ, giảm ho và cải thiện cảm giác bỏng rát vùng cổ họng.
Nếu sử dụng thuốc Cephalexin dài ngày, thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như nổi mề đay, giảm bạch cầu trung tính, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói.
Ceftriaxone
Ceftriaxone là thuốc kháng sinh có tác dụng làm dịu nhanh cảm giác đau rát vùng cổ họng, giảm viêm, chống khuẩn. Đồng thời giúp giảm ngứa và kiểm soát cơn ho.
Tuy nhiên, những trường hợp bị dị ứng với thành phần của thuốc, có tiền sử dị ứng với penicillin, trẻ sơ sinh thiếu tháng, phụ nữ đang cho con bú, đang mang thai, suy gan, suy thận được khuyến cáo không sử dụng thuốc này.
1.2. Chữa viêm họng bằng nhóm thuốc Macrolid
Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh có vòng lacton từ 12 – 17 nguyên tử carbon hay được dùng trong điều trị với tên thuốc là erythromycin. Nhóm thuốc này có rất nhiều biệt dược dạng uống rất thông dụng thường được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản), nhiễm khuẩn da, mô mềm…
Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid thành 3 nhóm:
Nhóm 1 – cấu trúc mạch 14 nguyên tử Cacbon: Erythromycin, Oleandomycin, Roxithromycin, Clarithromycin, Dirithromycin.
Xem thêm : Ăn Tôm Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu – 4 Lưu ý mẹ cần biết
Nhóm 2 – cấu trúc 15 nguyên tử cacbon: Azithromycin.
Nhóm 3 – cấu trúc 16 nguyên tử carbon: Spiramycin, Josamycin.
Thuốc kháng sinh nhóm này được phân bố tốt trong các tổ chức, đặc biệt là xương và dịch phế quản. Đối với các vi khuẩn đã kháng Penicillin thì Macrolid là nhóm kháng sinh được lựa chọn thay thế để chữa viêm họng.
Clarithromycin
Được chỉ định điều trị cho những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi cộng đồng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn bội nhiễm… Trong thời gian điều trị, thuốc Clarithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: Viêm miệng, viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn chức năng gan, rối loạn vị giác, viêm đại tràng giả mạc…
Azithromycin
Được sử dụng để điều trị những bệnh lý, vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Điển hình như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis không kèm theo biến chứng tại đường sinh dục, các vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn qua đường tình dục không do bệnh lậu.
Trong quá trình sử dụng Azithromycin điều trị viêm họng có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa như: Tiêu chảy, trướng bụng, buồn nôn, đau bụng…
Erythromycin
Thuốc được sử dụng để chữa viêm họng, các dạng mủ viêm, nhiễm khuẩn mô mềm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, mụn trứng cá, nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục.
Những trường hợp viêm gan, mẫn cảm với nhóm thuốc Macroide, người bị rối loạn porphyrin, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú và đang mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Erythromycin.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi dùng thuốc dài ngày như: Phát ban, ngứa da, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, viêm gan, vàng da, rối loạn nhịp tim…
Clarithromycin
Được chỉ định điều trị cho những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn như: Viêm họng, viêm xoang, viêm phổi cộng đồng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn bội nhiễm…
Trong thời gian điều trị, thuốc Clarithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: Viêm miệng, viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn chức năng gan, rối loạn vị giác, viêm đại tràng giả mạc…
Azithromycin
Được sử dụng để điều trị những bệnh lý, vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis không kèm theo biến chứng tại đường sinh dục, các vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn qua đường tình dục không do bệnh lậu.
Trong quá trình điều trị viêm họng, thuốc Azithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa như: Tiêu chảy, trướng bụng, buồn nôn, đau bụng…
2. Thuốc hạ sốt, giảm đau
Được dùng để giảm đau và hạ sốt do bệnh viêm họng gây ra, đồng thời thuốc còn giúp cải thiện triệu chứng khó nuốt. Hai loại thuốc chính đó là Aspirin và Paracetamol.
Aspirin
Aspirin thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng viêm không Steroid. Thuốc Aspirin có tác dụng cải thiện tình trạng đau rát từ nhẹ đến trung bình. Do đó thuốc Aspirin thường được sử dụng để điều trị những triệu chứng đi kèm do bệnh viêm họng gây ra như: Đau rát cổ họng, đau cơ, sốt, đau đầu…
Trong trường hợp sử dụng liều thấp và điều trị ngắn ngày, thuốc Aspirin không gây ra tác dụng phụ. Với những trường hợp sử dụng liều cao hoặc điều trị dài ngày, thuốc Aspirin có thể gây ra một số phản ứng nghiêm trọng như: Khó thở, sưng môi, mặt, lưỡi, họng, phát ban, đau dạ dày, đau đầu, buồn ngủ.
Paracetamol
Paracetamol là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm họng và một số triệu chứng như đau khớp, đau cơ, đau đầu, đau răng, đau lưng, cảm sốt, cải thiện cơn đau ở bệnh nhân bị viêm khớp nhẹ.
Sử dụng thuốc Paracetamol trong thời gian ngắn sẽ giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả và mang đến cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc Paracetamol quá liều.
3. Nhóm thuốc kháng viêm NSAID
Thuốc được sử dụng để làm giảm triệu chứng nóng, đỏ và sưng tấy ở vòm họng. Ngoài ra, nhóm thuốc kháng viêm NSAID còn được dùng để giảm đau và giảm viêm. Hai loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm NSAID được sử dụng phổ biến là Diclofenac và Ibuprofen.
Diclofenac
Xem thêm : Thực tế, có tư cách lưu trú thì khi nào bay?
Thuốc được sử dụng với mục đích giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm trong quá trình điều trị bệnh viêm họng..
Trong quá trình điều trị viêm họng bằng thuốc Diclofenac có thể gặp các tác dụng phụ như: Mờ mắt, ù tai, phát ban, ngứa da, đau đầu, chóng mặt, căng thẳng, ợ nóng, khó chịu ở dạ dày, đau bụng, táo bón đầy hơi, tiêu chảy, ợ chua…
Ibuprofen
Thuốc được sử dụng phổ biến trong chữa viêm họng có kèm theo sốt và đau nhức nhẹ. Thuốc Ibuprofen hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản sinh các chất gây viêm trong cơ thể, giúp giảm đau, giảm sưng và sốt. Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ có thai trong những tháng cuối thai kỳ.
Trong quá trình điều trị viêm họng bằng thuốc Ibuprofen, có thể gặp các tác dụng phụ như: Ù tai, nhìn mờ, phát ban da, ngứa da, nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, ợ nóng nhẹ, dạ dày khó chịu…
4. Nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid
Được sử dụng trong trường hợp viêm họng chuyển sang mức độ nặng. Các loại thuốc Dexamthason, Prednisolone và Betamethasone… là những loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm Corticosteroid.
Dexamthason
Sử dụng thuốc Dexamthason trong quá trình điều trị viêm họng, thuốc có làm dịu tình trạng sưng tấy, phản ứng dị ứng và làm giảm bớt khả năng, phản ứng phòng vệ tự nhiên ở cơ thể.
Thuốc Dexamthason phù hợp với những người bị viêm họng, bệnh hô hấp, bệnh về đường ruột, dị ứng, rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn chức năng máu. Ngoài ra Dexamthason còn được sử dụng để kiểm soát tình trạng nôn mửa, buồn nôn gây ra bởi phương pháp hóa trị trong ung thư.
Trong quá trình sử dụng thuốc Dexamthason, một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như: Sưng phù, khó thở, tăng cân nhanh, vã nhiều mồ hôi, tâm trạng thay đổi, khó ngủ, vết thương lâu lành, đau dạ dày, buồn nôn, choáng váng, đau đầu, yếu cơ, da khô, nổi mụn…
Betamethason
Betamethason được xác định là một là một corticosteroid tổng hợp. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống thấp khớp. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm họng mãn tính, viêm họng nặng, rối loạn chất tạo keo, bệnh nội tiết, cơ xương, hô hấp, mắt, dị ứng, ung thư, máu vfa nhiều bệnh lý khác có đáp ứng tốt với điều trị corticosteroid.
Chống chỉ định điều trị bằng thuốc Betamethason đối với những bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân, dị ứng với Betamethasone hoặc với những corticode.
Việc sử dụng Betamethason dài ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, thay đổi nhân cách, suy giảm tâm lý trầm trọng, phản ứng tăng mẫn cảm hoặc sốc phản vệ, tăng áp lực nội sọ, co giật, trướng bụng, viêm loét thực quản, loét dạ dày với xuất huyết hoặc thủng, giảm khối lượng cơ, suy yếu cơ, rối loạn nước và điện giải…
Prednisolone
Prednisolone là một corticosteroid. Tác dụng chính của loại thuốc này là giảm viêm, giảm sưng, giảm phản ứng dị ứng và cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ. Chính vì thế ngoài bệnh viêm họng, thuốc Prednisolone còn được sử dụng để điều trị dị ứng, rối loạn máu, viêm khớp, vấn đề về đường hô hấp, viêm loét đại tràng, viêm giác mạc, bệnh vảy nến và một số tình trạng da khác.
Prednisolone thường không gây tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc với liều cao, Prednisolone có thể gây ra một số tác dụng phụ, gồm: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, ợ nóng, khó ngủ, tăng tiết mồ hôi, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, nhiễm trùng nấm men hoặc nấm miệng, tăng đường huyết, thay đổi tiết dịch âm đạo, sưng chân/mắt cá chân, dễ chảy máu, đau ngực, co giật, phản ứng dị ứng…
5. Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme
Còn được gọi là các men chống viêm như Alphachysumotrypsin, Serratiopeptidase… Các men này có nguồn gốc từ tự nhiên do một số tuyến của cơ thể người, động vật hoặc vi sinh vật tiết ra. Các men này có đặc tính chống viêm, giảm phù nề, làm tan đờm…
Men chống viêm thường được dùng nhất là Alphachymotrypsin. Thuốc có tác dụng chống viêm, thúc đẩy sự tiêu tan các chỗ phù viêm do đó làm giảm sự xung huyết tại vị trí niêm mạc họng bị tổn thương.
Thuốc chống viêm dạng men có thể dùng dạng đường uống, tiêm hoặc ngậm. Tuy nhiên, với bệnh viêm họng hạt, các bác sĩ khuyến cáo sử dụng dạng ngâm để tăng hiệu quả điều trị.
Khi sử dụng các men chống viêm, người bệnh cần thận trọng với một số tác dụng phụ như phù giác mạc, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào…
6. Thuốc súc họng
Sử dụng nhóm thuốc này là làm sạch đường thở, thay đổi môi trường pH vùng họng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Thành phần của các dung dịch súc họng này thường chứa NaCl, NaF, acid boric, xylitol, kẽm sulfat, tinh dầu thơm, menthol…
Người bệnh nên sử dụng thuốc súc họng sau khi đánh răng để có hiệu quả cao và kéo dài hơn. Mỗi ngày thực hiện súc họng từ 1 – 3 lần.
Thuốc súc họng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Phát ban, toát mồ hôi, ngứa họng, phồng rộp môi, mặt đỏ, thậm chí có thể sốc phản vệ và tử vong. Do vậy, người bệnh cần thận trọng khi lựa chọn và sử dụng các thuốc súc họng.
7. Thuốc long đờm
Thường dùng: N- Acetylcystein, Carbocystein Ambroxol, Bromhexin… Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là làm thay đổi cấu trúc đờm, làm đứt hoặc bẻ gãy các cầu nối liên kết khiến cho đờm giảm độ nhớt, độ đặc. Từ đó giúp dễ tống đờm ra ngoài hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp