Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg hay thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào, đều là những thắc mắc, mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những bà mẹ mới. Mang thai 36 tuần là hình trình mang thai đã bước vào giai đoạn cuối, cơ thể bé đang phát triển hoàn thiện chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Hãy cùng phongkhamdakhoahungthinh tìm hiểu tiếp những chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi khi được 36 tuần.
Trả lời: Thai nhi tuần 36, hay còn có thể gọi là tuần thứ 34 sau khi thụ tinh hoặc sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 9 thai kỳ. Ở giai đoạn này, em bé sẽ có cân nặng trung bình khoảng 2700g và chiều dài khoảng từ 47.3cm, tương đương một quả dưa lê hoặc một bó cải xoăn.
Bạn đang xem: Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu phát triển như thế nào
Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg và các chỉ số liên quan
Nhiều ba mẹ lần đầu lên chức tò mò thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg thì tùy vào từng bé mà trọng lượng sẽ khác nhau nhưng trong khoảng tiêu chuẩn đối với thai 36 tuần khoảng 2.352 – 3.153 kg. Và kích thước thai nhi khoảng 47,4cm tính từ đầu đến gót chân, bạn có thể hình dung thai nhi lúc này cơ như một cây bắp cải lớn. Với kích thước như vậy thai nhi đã gần như chiếm hết không gian trong túi nước ối, điều này khiến bé không còn đủ không gian để thực hiện những “cú đạp” như trước đây. Tuy vậy mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được bé đang cử động, cuộn người, giãn người, và ngọ nguậy bên trong.
Xem thêm : Sếp hay Xếp mới đúng?
Ở tuần thứ 36 các chỉ số siêu âm của bé cũng gần như hoàn chỉnh, mà mẹ bầu cần chú ý, dưới đây là một số mức chỉ số an toàn:
- Đường kính lưỡi đỉnh BPD: 83-96mm, trung bình khoảng 90mm
- Chu vi vòng bụng AC: 285-375mm, trung bình khoảng 318mm
- Chiều dài xương đùi FL: 64-79mm, trung bình khoảng 70mm
- Chu vi vòng đầu HC: 309 – 352mm, trung bình khoảng 324mm
- Lượng nước ối có thể tăng lên khoảng 800ml hoặc nhiều hơn, mực nước ối khoảng 6-18cm, trong trường hợp thấp hơn hoặc cao hơn thì cần được theo dõi sát sao.
Trên đây các chuyên gia sản phụ khoa đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg, cùng đọc tiếp để biết thêm sự phát triển của thai nhi khi 36 tuần tuổi như thế nào nhé.
Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi
Chỉ còn khoảng 4 tuần nữa là bé sẽ chào đời, lúc này bé đã dần di chuyển xuống đường sinh khiến mẹ cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút, từ giai đoạn này, mẹ bầu cần phải đi khám sản khoa mỗi tuần 1 lần để kiểm tra sức khỏe cả hai có gặp vấn đề gì không cũng như xác định ngày sinh chính xác.
Cơ thể thai nhi khi được 36 tuần đã sẵn sàng để chào đời với các đặc điểm cụ thể như sau:
- Bé tăng trưởng chậm lại: Thai nhi đã sẵn sàng cho việc chui qua đường sinh nhỏ hẹp để bước ra thế giới bên ngoài, và bé sẽ nằm yên để dự trữ nguồn năng lượng, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh nở sắp tới.
- Mất lớp sáp bã nhờn bao phủ: Trong suốt quá trình mang thai 9 tháng có một chất sáp màu trắng hay bã nhờn bao phủ lên cơ thể bé giờ đã tan biến. Thai nhi sẽ nuốt chúng cũng các chất khác để ruột bắt đầu hoạt động. Mẹ sẽ thấy phân màu xanh đen trong miếng tã lót đầu tiên của bé sau khi chào đời.
- Đôi tai phát triển: Thính giác của bé đã phát triển nhạy bén hơn trong những tuần qua, thậm chí bé còn có thể nhận ra giọng nói hay những bài hát mà mẹ hay nghe cùng bé ở giai đoạn này.
- Xương toàn thân và hộp sọ mềm: Ở tuần thứ 36 các mảnh xương sọ của bé vẫn chưa liền hẳn, bởi vì điều này sẽ giúp cho đầu có thể dễ dàng di chuyển qua đường sinh, Bên cạnh đó thì xương, sụn của bé cũng mềm để quá trình sinh nở dễ dàng hơn. và sau vài năm đầu đời, xương toàn thân và hộp sọ thai nhi sẽ cứng lại.
- Hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng: Mặc dù nhiều chức năng trong cơ thể bé đã khá trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài như hệ tuần hoàn máu, hệ miễn dịch nhưng vẫn còn các bộ phận khác cần thêm thời gian mới hoàn thành, trong đó có hệ tiêu hóa. Bởi vì trong bụng mẹ, bé nhận chất dinh dưỡng qua đường dây rốn đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa đã hình thành nhưng vẫn chưa hoạt động, cần mất 1-2 năm đầu đời để hệ tiêu hóa mới thực hiện đầy đủ chức năng bình thường.
Xem thêm : Ví dụ về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Xem thêm: Sự phát triển của nhi tuần thứ 36
Mang thai 36 tuần cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào
Cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi từ 36 tuần:
- Sa bụng bầu: Quá trình này là thai nhi bắt đầu di chuyển xuống dưới khung xương chậu của mẹ, và thường xảy ra một vài tuần trước khi sinh trong lần sinh đầu tiên, còn mẹ đã sinh bé trước đó thì sẽ không xảy ra cho đến khi chuyển dạ.
- Đau xương chậu: Khi bé di chuyển xuống, mẹ sẽ thấy áp lực ở phía dưới tăng lên, gây khó khăn cho việc đi bộ, và thường cảm thấy mót đi tiểu nhiều hơn
- Cân nặng: Đối với giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy cân nặng không tăng mà còn giảm xuống trong vài tuần tới. Bởi vì đây là cách mà cơ thể mẹ bầu sẵn sàng cho việc sinh nở, lượng nước ối, và ruột của mẹ lỏng ra chuẩn bị cho việc chuyển dạ sẽ làm trọng lượng của mẹ giảm xuống. Vi thế mẹ bầu không cần quá lo lắng đâu nhé, bé yêu vẫn không sụt cân tí nào đâu.
Những điều cần lưu ý cho mẹ bầu mang thai tuần 36:
Ở giai đoạn này mẹ bầu có thể trải qua những cơn đau thắt giả thường xuyên, cần lưu ý những cơn co thắt kéo dài năm phút một lần, kéo dài trong suốt một giờ, thì mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay.
- Ở tuần thứ 36 kích thước thai nhi khá lớn sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của mẹ bầu, để giải quyết vấn đề này, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
- Thai nhi tuần 36 sẽ đạp nhiều và mạnh hơn, mẹ bầu cần chú ý đến thai máy, nếu thấy thai nhi giảm tần suất hoạt động, hoặc cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, đau dữ dội, chảy máu âm đạo thì cần đi kiểm tra ngay.
- Ở giai đoạn này mẹ sẽ trải qua chứng khó ngủ, khó chịu, vì vậy hãy thư giãn, điều chỉnh tâm lý thoải mái, chú ý đến chế độ dinh dưỡng để khắc phục những vấn đề trên.
Trên đây là những thông tin về thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg và những vấn đề liên quan. Nếu mẹ bầu có câu hỏi hay gặp vấn đề nào liên quan đến việc sinh nở hay tần suất, thời gian kéo dài của các cơn co thắt giả, đặc biệt là những triệu chứng bất thường hãy đi đến cơ sở y tế và xin ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp