Mức phạt hành vi tự ý thay đổi hình dáng, thay đổi kết cấu xe

1. Các hành vi tự ý thay đổi hình dáng, kết cấu xe:

Theo khoản 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ có nội dung như sau: Các chủ phương tiện giao thông không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thể, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó.

Như vậy, theo pháp luật giao thông, các chủ phương tiện không được phép tự thay đổi kết cấu của xe làm thay đổi thiết của xe đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Những quy định xử phạt hành chính đối với hành vi này ra đời cụ thể là ở Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đang có hiệu lực thi hành đã chỉ ra một số hành vi cụ thể của việc thay đổi kết cấu xe đối với một số loại xe cụ thể, bao gồm các hành vi sau đây:

– Thứ nhất, hành vi tự ý thay đổi hình dáng, kết cấu xe đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn.

+ Chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe.

+ Chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.

– Thứ hai, hành vi tự ý thay đổi hình dáng, kết cấu xe đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:

+ Chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.

+ Chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

2. Mức phạt khi tự ý thay đổi kết cấu của xe:

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ có nội dung như sau:

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;

b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;

c) Không làm thủ tục khai báo với cơ quan đăng ký xe theo quy định trước khi cải tạo xe (đối với loại xe có quy định phải làm thủ tục khai báo)”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt khi tự ý thay đổi màu sơn xe, cụ thể: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt nêu trên, các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm tự ý thay đổi hình dáng, kết cấu xe còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây, cụ thể là:

– Buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.

– Thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe.

– Lắp đúng loại kính an toàn theo quy định.

Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ có nội dung như sau:

Áp dụng hình phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây, cụ thể:

– Hành vi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy.

– Hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe.

– Hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

– Hành vi khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe.

Cũng theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông có nội dung như sau:

Áp dụng hình phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây, cụ thể:

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép.

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định nêu trên, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng;

+ Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Cần lưu ý đối với hành vi các chủ phương tiện lắp đèn sương mù và lắp dây thiết bị âm thanh là hành vi thay đổi kết cấu tổng thành của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nên theo pháp luật hiện hành, các chủ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm vẫn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể: Các chủ phương tiện sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính đó là: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm sau đây tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

3. Thủ tục thay đổi màu sơn xe: