Thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu theo quy định của Luật GTĐB

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video thay đổi kết cấu xe là gì

Hiện nay có không ít bạn trẻ đi theo xu hướng độ xe để thể hiện cá tính bản thân. Và điều này khiến kết cấu của xe bị thay đổi. Tuy nhiên, luật giao thông đường bộ đã có quy định về việc sử dụng xe đã thay đổi kết cấu khi tham gia lưu thông. Vậy điều này có được phép không? Nếu không thì thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết này dưới góc độ pháp lý nhé.

Ngày nay, xe máy đã trở thành phương tiện phổ biến, và gần như là “món đồ” luôn có của mỗi người. Những chiếc xe không chỉ phục vụ cho mục đích di chuyển, mà nó còn thể hiện phong cách cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, với nhiều bạn trẻ cá tính mạnh lại cần nhiều hơn thế. Và đó cũng lý do nhiều người thực hiện việc thay đổi kết cấu xe để biến chiếc xe đó mang dấu ấn riêng của chính mình. Nhưng hành vi này không được pháp luật cho phép. Thậm chí bạn sẽ bị CSGT xử phạt khi sử dụng những chiếc xe đã bị thay đổi kết cấu để phục vụ cho mục đích di chuyển.

CSGT tạm giữ những chiếc xe bị thay đổi kết cấu

CSGT tạm giữ những chiếc xe bị thay đổi kết cấu

Vậy thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu tiền? Trước khi tìm hiểu mức phạt, chúng ta hãy xem hiểu rõ như thế nào mới là thay đổi kết cấu xe?

Thế nào là thay đổi kết cấu xe?

Mỗi chiếc xe được phép lưu thông trên đường đều phải đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ thuật. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn cho người lái và mọi người xung quanh.

Bạn thử hình dung nhé. Nếu ai đó tự ý thay đổi kích cỡ của lốp xe, sẽ kéo theo sự sai lệch về đồng hồ tốc độ, dẫn đến việc chạy quá tốc độ cho phép. Hoặc khi tự ý thay đổi cấu tạo của xe, hình dáng của xe… sẽ khiến việc quản lý và chứng minh xe trên giấy đăng ký xe ban đầu. Thậm chí, việc tự ý độ xe không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất như làm thay đổi cấu tạo, hình dáng,… có thể dễ gây tai nạn giao thông.

Như vậy, thay đổi kết cấu xe là hành vi chỉ về việc bạn đã thay đổi kết cấu xe, khiến xe của mình khác đi so với xe nguyên bản của nhà sản xuất. Mức độ tùy thuộc vào sự thay đổi ngoại hình chiếc xe của bạn. Cụ thể: tự ý cắt, hàn, đục lại số khung số máy, thay đổi hình dáng và kích thước cũng như đặc tính của xe.

Một chiếc xe độ rất đẹp nhưng phải đối mặt với mức phạt vi phạm Luật giao thông đường bộ

Một chiếc xe độ rất đẹp nhưng phải đối mặt với mức phạt vi phạm Luật giao thông đường bộ. Theo bạn khi thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu?

Hình dung rõ nhất về việc thay đổi kết cấu của xe, đó chính là những chiếc xe độ. Những chiếc xe đã được tác động để thay đổi công suất hoạt động, dàn máy của xe.

Thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Có thể nói, việc thay đổi kết cấu của xe chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn gây ra những tai nạn giao thông đáng tiếc. Đối với những loại xe đã thay đổi kết cấu muốn tham gia lưu thông phải tuân thủ nghiêm ngặt về tính an toàn, mức độ khí thải với môi trường, và phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Nếu không, hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Cụ thể: Theo quy định tại khoản 2, điều 55 của luật giao thông đường bộ 2008 cho biết. Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo, hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Và nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ hơn về mức xử phạt hành chính đối với những loại xe đã thay đổi kết cấu. Bạn theo dõi trong bảng dưới đây nhé.

Điểm a, c khoản 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ cho bạn biết thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu tiền

Ngoài ra tại điểm a khoản 15 Điều 30, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn quy định: Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.

Đối với trường hợp buộc phải thay đổi kết cấu xe và muốn sử dụng những loại xe đã thay đổi kết cấu khi lưu thông? Chủ xe cần có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền. Hay nói cách khác, bạn cần làm thủ tục xin thay đổi kết cấu xe máy.

Thủ tục xin thay đổi kết cấu xe máy

Hồ sơ thiết kế thay đổi kết cấu xe

Hồ sơ thẩm định thay đổi kết cấu xe

  • Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính). Tham khảo tại phụ lục III ban hành theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT

  • 4 bộ hồ sơ thiết kế xe được thay đổi kết cấu theo quy định tại điều 5, Thông tư 85/2014/TT-BGTVT

  • Tài liệu thông số/ tính năng kỹ thuật của xe thay đổi kết cấu. Thông tin việc cải tạo, thay thế (bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế).

Bộ hồ sơ được gửi đến Cục đăng kiểm hoặc Sở giao thông vận tải. Nếu thiết kế thay đổi kết cấu xe đạt yêu cầu. Sau 7 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ, cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế. Nếu không đạt, cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản sau 22 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định.

Nghiệm thu xe đã thay đổi kết cấu

Sau khi xe đã được cải tạo theo thiết kế phải được Cục đăng kiểm nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận.

Trên đây là những thông tin về việc thay đổi kết cấu xe nói chung, và giải đáp đến bạn câu hỏi: thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu? Bạn nghĩ sao về mức phạt này? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận để chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.