Thế giới có bao nhiêu châu lục?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video thế giới có bao nhiêu châu lục và đại dương

Châu lục là một từ ngữ thuộc phạm trù địa lý. Nó không còn quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Trong các chương trình học về lĩnh vực địa lý trải dài từ chương trình Trung học đến cấp bậc Đại học đều giúp chúng ta bắt gặp qua. Vậy châu lục là gì? Thế giới có bao nhiêu châu lục?

Thế Giới Có Bao Nhiêu Châu Lục

Thế giới có bao nhiêu châu lục?

1. Châu lục là gì?

Châu lục là một vùng đất rộng lớn, bao gồm lục địa cùng với các đảo, quần đảo ở xung quanh và mang ý nghĩa về kinh tế, chính trị, lịch sử.

2. Sự hình thành các châu lục trên thế giới

Do sự chuyển động của các mảng kiến tạo địa cầu trong quá trình phân chia từ siêu lục địa khủng lồ, kéo theo sự hình thành các dãy núi, núi lửa và khu vực động đất. Các chuyển động được mô tả với bước thời gian một triệu năm.

Các mảng lục địa thay đổi chuyển động về tốc độ và hướng qua các thời kỳ địa chất ngắn, khoảng một triệu năm. Điều đó có nghĩa rằng, nếu không theo dõi cặn kẽ, bạn có thể dễ dàng bỏ qua một phần quan trọng trong quá trình tổ chức lại tại một khu vực nào đó.

Vì thế, ngày nay chúng ta có 6 châu lục trên Trái đất được bao quanh bởi 5 đại dương. Là nhà của hơn 7,5 tỷ người và hơn 1,5 triệu loài khác nhau gồm: động vật, côn trùng và thực vật trải rộng trên 6 châu lục gồm: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay còn gọi là Châu Úc), Châu Nam Cực & 5 Đại Dương gồm: Thái Bình Dương – Đại Tây Dương – Ấn Độ Dương – Bắc Băng Dương – Nam Đại Dương.

3. Thế giới có bao nhiêu châu lục?

Hiện nay trên thế giới có 6 châu luc bao gồm:

1. Châu Á: (43.820.000 km2) bao gồm 50 quốc gia, và nó là lục địa lớn nhất và đông dân nhất, 60% trong tổng số dân của Trái đất sống ở đây. Châu Á chia làm 6 khu vực: Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Á, Nam Á và Tây

  • Trung Á: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan.
  • Đông Á: Mông Cổ, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc.
  • Bắc Á: Liên bang Nga.
  • Đông Nam Á: Brunei, Myanmar, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
  • Nam Á: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka.

2. Châu Phi: (30.370.000 km2) bao gồm 54 quốc gia. Đây là châu lục nóng nhất và nhà của sa mạc lớn nhất thế giới, Sahara, chiếm 25% tổng diện tích của châu Phi. Châu Phi được chia thành 5 khu vực:

  • Bắc Phi: Ai Cập, Algeria Libya, Maroc, Sudan, Tây Sahara Tunisia
  • Đông Phi: Burundi, Comoros, Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Madagascar, Malawi, Mauritius, Mozambique, Nam Sudan, Réunion (Pháp), Rwanda, Seychelles, Somalia, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe.
  • Nam Phi: Botswana, Lesotho, Nam Phi, Namibia, Swaziland.
  • Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Cape Verde, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Mali, Mauritania, Nigeria, Niger, Saint Helena, Senegal, Sierra Leone, Togo.
  • Trung Phi: Angola, Cameroon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Guinea Xích đạo, Gabon, São Tomé và Príncipe, Chad.

3. Châu Mỹ: Châu Mỹ được chia làm 2 miền: Bắc Mỹ và Nam Mỹ

  • Bắc Mỹ với diện tích 24.490.000 km2, bao gồm 23 quốc gia dẫn đầu bởi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới.
  • Nam Mỹ có diện tích 17.840.000 km2, bao gồm 12 quốc gia. Được bao phủ bởi những khu rừng lớn, rừng nhiệt đới Amazon chiếm đến 30% tổng diện Nam Mỹ

Các quốc gia của Châu Mỹ:

  • Bắc Mỹ: Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch
  • Nam Mỹ: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Falkland, Guyana, Guyana, Paraguay, Perú, Surinam, Uruguay, Bolivar Venezuela.
  • Trung Mỹ: Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panamá.

4. Châu Nam Cực: (13.720.000 km2) là lục địa lạnh nhất trên thế giới, hoàn toàn bao phủ trong băng. Không có dân cư trú ở đây, ngoại trừ các nhà khoa học sinh sống trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực. Băng ở Nam Cực có độ cao 2.835 mét (9,306 ft) và ước tính dày khoảng 2,700 mét (9,000 ft), khoảng 1,300 km (800 dặm) từ biển gần nhất ở McMurdo Sound.

5. Châu Âu: (10.180.000 km2) bao gồm 51 quốc gia. Là lục địa phát triển nhất về kinh tế với Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế và chính trị lớn nhất trên thế giới. Châu Âu được chia thành 4 khu vực: Bắc Âu, Đông Âu, Tây – Trung Âu và Nam Âu.

  • Bắc Âu: Estonia, Đan Mạch, Ireland, Lithuania, phần Lan, Anh, Iceland, Latvia, Na Uy, Thụy Điển
  • Đông Âu: Moldova, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Slovakia, Belarus, Bulgaria, Hungary, Romania, Ukraine.
  • Tây Âu và Trung Âu: Áo, Đức, Liechtenstein, Monaco, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp
  • Nam Âu: Hy Lạp, Andorra, Bosnia, Herzegovina, Macedonia, Montenegro, Serbia, Tây Ban, Nha, Ý, Albania, Bồ Đào Nha, Croatia, Malta, San Marino, Slovenia, Thành Vatican

6. Châu Úc: (9.008.500 km2) bao gồm 14 quốc gia. Đây là châu lục ít dân cư nhất trừ Nam Cực, chỉ có 0,3% trong tổng dân số Trái đất sống ở đây. Các quốc gia Châu Đại Dương (Châu Úc): Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Liên bang Micronesia, Kiribati, Palau, Quần đảo Marshall, Fiji, Tonga, Vanuatu, Tuvalu, Nauru và Samoa (Tây Samoa), tất cả đều là các quốc đảo (ngoại trừ Australia).

Trên đây là bài viết Thế giới có bao nhiêu châu lục? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.