Trong bài viết này, Việt Luật sẽ giải đáp định nghĩa công ty liên kết là gì, giải đáp các câu hỏi xoay quanh vấn đề thành lập công ty liên kết như vốn, thuế, định giá… cùng những quy định trong luật doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều mô hình công ty hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, một trong số đó là mô hình các công ty liên kết. Vậy công ty liên kết là gì và nó có gì khác với các mô hình công ty khác? Công ty liên kết là công ty được góp vốn thành lập từ các doanh nghiệp, công ty khác. Hình thức công ty này khá giống với công ty liên doanh mà bạn thường thấy trên thị trường hiện nay.
Bạn đang xem: Công ty liên kết là gì?
Khái niệm công ty liên kết.
Công ty liên kết tên tiếng Anh thường gọi là Affiliate là một dạng mô hình doanh nghiệp. Hoạt động dưới hình thức góp vốn giữa các công ty và doanh nghiệp để hình thành hoạt động của doanh nghiệp này. Công ty liên kết phải thực hiện các công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như việc kiểm soát tài khoản, các khoản nợ, doanh thu và các thu nhập khác của doanh nghiệp được hưởng trong hợp đồng của công việc liên kết này.
Hiện nay, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, công ty liên kết được nhắc tới tại khoản đ, khoản I Điều 1 tại Điều lệ mẫu kèm theo Nghị định 19/2014/NĐ-CP quy định về ban hành điều lệ mẫu của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu như sau:
đ) “Công ty liên kết” là doanh nghiệp mà Công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối theo quy định của pháp luật.
i) “Cổ phần không chi phối, vốn góp không chi phối của Công ty” tại doanh nghiệp khác là cổ phần hoặc mức vốn góp của Công ty chiếm từ 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở xuống.”
Theo đó công ty liên kết là doanh nghiệp mà một hoặc nhiều công ty, doanh nghiệp khác nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp chiếm 50% trở xuống. Không có điều khoản nào của pháp luật hiện hành cấm về thành lập công ty liên kết của hai vợ chồng, tuy nhiên nếu là cá nhân các bạn sẽ không thành lập được công ty liên kết.
Tổng quan về công ty liên kết:
1. Vốn điều lệ:
Theo quy định hiện nay doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được quy định. Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện về vốn pháp định (mức vốn pháp định) đối với một số ngành nghề cụ thể như: ngân hàng và tổ chức tín dụng; chứng khoán; kinh doanh bất động sản; kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh vàng… Do đó nếu không phải hoạt động trong những nghành yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu thì không cần phải đáp ứng về số vốn tối thiểu của doanh nghiệp.
Đối với các đối tác nước ngoài cùng liên kết với người Việt Nam để thành lập một công ty mới để làm ăn. Vậy số vốn tối đa mà đối tác của tôi có thể góp vào là sự thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên. Hiện tại, chưa có văn bản pháp lý nào ràng buộc về vấn đề này.
Đối tác nước ngoài muốn mua toàn bộ vốn góp trong nước sẽ làm thay đổi số vốn góp của doanh nghiệp đó. Chính vì thế cần xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền để xem xét theo nghành nghề và lĩnh vực hoạt động của công ty đó mà đưa ra quyết định có được phép mua toàn bộ số vốn góp đó hay không.
2. Định giá tài sản:
Cách định giá tài sản của công ty được tính dựa trên các tiêu chí: phần vốn góp thực tế của mỗi bên, tài sản cố định của công ty, vốn lưu động của công ty, tình hình kinh doanh trong thực tế của công ty, các khoản nợ của công ty…
3. Thuế suất:
Cá nhân muốn thành lập một công ty liên kết với đối tác nước ngoài, thì doanh nghiệp phải chịu khác khoản thuế:
Xem thêm : +28 loài cây hợp mệnh Thổ mang đến may mắn, đón tài lộc
Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường thì doanh nghiệp phải chịu những khoản thuế sau: thuế môn bài, thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân(nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt(nếu có), thuế suất nhập khẩu(nếu có), thuế thuê nhà(nếu có).
4. Chuyển tiền về nước:
Các doanh nghiệp làm ăn hợp tác với công ty Việt Nam được phép chuyển tiền lãi về nước hàng năm và chuyển một lần toàn bộ lợi nhuận được chia sau khi hoàn thành việc tất toán tài chính của doanh nghiệp liên kết đó.
Quy định về công ty liên kết trong luật doanh nghiệp
Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý giá của giao dịch liên kết, bao gồm cả Cơ quan thuế của quốc gia, vùng lãnh thổ có Hiệp định thuế đang còn hiệu lực với Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
2. Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định này.
3. Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam nào khác trên toàn cầu.
Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:
Xem thêm : Danh Sách 196 Quốc Gia Cho Phép Sử Dụng Bằng Lái Xe Quốc Tế IAA
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
Công ty liên kết là mô hình hoạt động khá hiệu quả và được ưa chuộng rất nhiều trên thị trường kinh doanh hiện nay đặc biệt là khi tiến hành hợp tác với các đơn vị kinh doanh nước ngoài. Không chỉ đem lại hiệu quả về vốn và chi phí giữa 2 bên kinh doanh mà còn giúp tận dụng được nguồn lực của cả 2 bên đem lại sự phát triển đôi bên cùng có lợi trong công việc làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trân trọng.!.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp