Câu hỏi:
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn?
Bạn đang xem: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn?
A. 2 chiều vật thể
B. 3 chiều vật thể
C. 4 chiều vật thể
Xem thêm : Đã có sữa tươi TH true MILK dành riêng cho người lớn tuổi
D. 1 chiều vật thể
Đáp án đúng B.
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn 3 chiều vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song, thông số cơ bản của hình chiếu trục đo gồm 2 thông số là góc trục đo và hệ số biến dạng.
Giải thích vì sao chọn B là đúng
Để dễ nhận biết hình dạng vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình ba chiều như hình chiếu trục đo hoặc hình chiếu phối cảnh để bổ sung cho các hình chiếu vuông góc. Một vật thể gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể. Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ – đó chính là hình chiếu trục đo của V. Vậy Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.
Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo gồm 2 thông số là góc trục đo và hệ số biến dạng.
Xem thêm : Vi phạm nồng độ cồn mức nào thì bị giữ xe?
+ Trong phép chiếu trên, hình chiếu của các trục toạ độ là các trục O’X’; O’Y’ O’Z’ gọi là các trục đo. Góc giữa các trục đo gọi là góc trục đo
+ Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
– Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và ba hệ số biến dạng bằng nhau.
– Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt toạ độ là một hình Elip theo các hướng khác nhau.
– Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng chiếu, mặt phẳng toạ độ XOZ đặt song song với mặt phẳng hình chiếu (XOZ // (P’)).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp