1. Khái niệm về hệ sinh thái
– Các quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã tạo thành hệ sinh thái
– Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Bạn đang xem: Hệ sinh thái là gì?
– Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình đồng hóa tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình dị hóa do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.
2. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
2.1 Thành phần vô sinh
– Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái là những thành phần không sống được và ảnh hưởng đến sinh vật sống. Thành phần vô sinh có thể hiểu là sinh cảnh của quần thể hoặc quần xã trong hệ sinh thái. Các thành phần vô sinh trong hệ sinh thái:
+ Các chất vô cơ như nước, oxi, nito, photpho, cacbon…
+ Các chất hữu cơ protein, vitamin, gluxit…
+ Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, ánh sáng, gió, mưa…
+ Các yếu tố thổ nhưỡng
+ Xác chết sinh vật
Xem thêm : Tỏi cực tốt nhưng ‘đại kỵ’ với 5 thực phẩm sau
Nắm trọn kiến thức và kỹ năng làm mọi dạng bài trong đề thi THPT và ĐGNL với bộ sổ tay kiến thức của VUIHOC ngay!
2.2 Thành phần hữu sinh
– Bao gồm các sinh vật sống như động vật, sinh vật, thực vật… Tùy theo mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái mà ta chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm sinh vật sản xuất: Là những sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp thành chất hữu cơ. Nhóm sinh vật sản xuất bao gồm chủ yếu là thực vật, vi sinh vật có thể quang hợp…
+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: Bao gồm các sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn đông vật
+ Nhóm sinh vật phân hủy: Bao gồm các sinh vật như vi khuẩn, nấm, một số động vật không xương như sâu bọ, giun đất… Nhóm sinh vật phân hủy có khả năng phân giải sinh vật thành chất vô cơ của môi trường.
3. Các kiểu sinh thái trên Trái Đất
3.1 Hệ sinh thái tự nhiên
– Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái gần như không chịu sự chi phối của con người. Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái trên cạn.
+ Hệ sinh thái trên cạn bao gồm các hệ sinh thái sa mạc, hoang mạc, rừng nhiệt đới, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, đồng rêu hàn đới…
Xem thêm : Túi thai 10mm chưa có noãn hoàng có sao không ?
+ Hệ sinh thái dưới nước chia thành hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt. Hệ sinh thái nước mặn như rừng ngập mặn, rạn san hô, hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái nước ngọt (ao, hồ, sông, suối…)
3.2 Hệ sinh thái nhân tạo
– Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái chịu sự chi phối của con người và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.
– Hệ sinh thái nhân tạo có hiệu suất cao hơn do được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nhưng lại kém ổn định hơn do có chuỗi thức ăn ngắn, lưới thức ăn kém đa dạng và khả năng tự điều chỉnh thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
– Ví dụ: Hệ sinh thái ruộng lúa, hệ sinh thái bể cá thủy sinh…
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc Gia sớm bạn nhé!
Trên đây là toàn bộ kiến thức về Hệ sinh thái trong chương trình Sinh học 12. Hy vọng với bài viết này các em có thể nắm bắt được lý thuyết để áp dụng trả lời các câu hỏi lý thuyết trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Sinh. Các em đừng quên truy cập trang web của vuihoc để tham khảo thêm nhiều bài viết học tập khác nhé!
>> Mời các bạn xem thêm:
- Diễn thế sinh thái
- Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp