Thành phần cấu tạo nguyên tử là gì? Hoá học 10 VUIHOC

1. Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là đơn vị căn bản để cấu tạo và hình thành nên vật chất, được dùng để xác định nên cấu trúc của các nguyên tố. Nguyên tử cấu tạo gồm: một hạt nhân ở trung tâm và xung quanh được bao bọc bởi một đám mây điện tích âm là các electron. Nguyên tử là thành phần rất nhỏ có đường kính chỉ khoảng vài phần mười của nanomet.

Nguyên tử có cấu tạo bởi ba loại hạt đó là: Proton, notron ở nhân và electron ở lớp vỏ.

2. Phân tích thành phần cấu tạo nguyên tử

2.1. Lớp vỏ electron

Lớp electron là lớp vỏ chuyển động quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp sẽ chứa số electron nhất định.

Những electron này mang điện tích âm, vô cùng nhẹ, nó thường bị hút lại bở proton mang điện tích dương (+) trái dấu. Số lượng electron (e) luôn bằng sô proton (p) để nguyên tử luôn trung hòa về điện (p=e).

Lớp vỏ electron - thành phần cấu tạo nguyên tử

2.2. Hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử là thành phần thuộc ở trung tâm nguyên tử và được tạo nên bởi 2 loại hạt proton và nơtron.

Proton có kí hiệu p, có mang điện tích như electron nhưng ngược dấu với electron, ghi dấu dương (+), khối lượng bằng 1 đvC (đơn vị Cacbon).

Nơtron có kí hiệu n, trung hòa về mặt điện tích (không mang điện tích) và có khối lượng bằng 1 đvC.

Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân và trong một nguyên tử đó thì số proton bằng số electron.

Proton và nơtron có khối lượng tương đương, còn khối lượng của electron thì rất nhỏ, không đáng kể. Vậy nên khối lượng của hạt nhân sẽ được coi là khối lượng của một nguyên tử.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

3. Mô hình cấu trúc của thành phần cấu tạo nguyên tử

Một nguyên tử gồm lớp vỏ electron mang điện tích (-) và hạt nhân gồm proton mang điện tích (+) và neutron không mang điện tích. Mô hình dưới đây đã mô tả về cấu trúc này.

4. Cách xác định thành phần cấu tạo nguyên tử

4.1. Phương pháp

Bước 1: Đặt ẩn:

Gọi các hạt proton, nơtron và electron ở trong nguyên tử theo thứ tự lần lượt là p, n và e.

Do nguyên tử trung hòa về mặt điện tích mà n không mang điện cho nên p = e.

Bước 2: Dựa vào dữ kiện của đề bài sẽ lập các phương trình. Lưu ý:

+) Tổng số hạt ở trong nguyên tử = p + n + e.

+) Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử = p + n.

+) Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử = p + e.

Bước 3: Kết hợp các phương trình với nhau, tìm ra nghiệm p, n, e và kết luận theo yêu cầu của đề bài.

4.2. Ví dụ minh hoạ

Có tổng số hạt có ở trong một nguyên tử X là 40, có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hỏi rằng trong nguyên tử X có tổng bao nhiêu số hạt nơtron?

Hướng dẫn giải:

Ta gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong X là p, n và e.

Tổng số hạt có trong nguyên tử X là 40 nên p + n + e = 40 (1)

Vì nguyên tử sẽ trung hòa về mặt điện tích nên p = e thay vào (1) có:

2p + n = 40 (2)

Trong nguyên tử X, các hạt mang điện nhiều hơn các hạt không mang điện là 12 nên:

(p + e) – n = 12, ta có p=e nên 2p – n = 12 (3)

Từ (2) và (3) ta giải hệ phương trình và được: p = 13 và n = 14.

Vậy X có tổng 14 nơtron trong nguyên tử.

5. Luyện tập về thành phần cấu tạo của nguyên tử

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của đa số nguyên tử là:

A. electron, proton và nơtron.

B. electron và nơtron.

C. proton và nơtron.

D. electron và proton.

Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu đa số của các nguyên tử là:

A. electron, proton và nơtron.

B. electron và nơtron.

C. proton và nơtron.

D. electron và proton.

Câu 3: Trong nguyên tử có hạt mang điện là:

A. Electron.

B. Electron và nơtron.

C. Proton và nơtron.

D. Proton và electron.

Câu 4: Loại hạt mang điện ở trong hạt nhân của nguyên tử đó là:

A. Electron.

B. Proton.

C. Nơtron.

D. Nơtron và electron.

Câu 5: Trong hình vẽ dưới đây, có bao nhiêu nguyên tử có số lượng electron lớp ngoài cùng là 5?

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp đôi số hạt không mang điện. Số lượng hạt proton của X là:

A. 10.

B. 12.

C. 15.

D. 18.

Câu 7: Trong nguyên tử A có 9 electron nằm ở lớp vỏ, hạt nhân của nguyên tử có 10 nơtron. Tổng số hạt proton, nơtron và electron có ở bên trong nguyên tử này là:

A. 9.

B. 18.

C. 19.

D. 28.

Câu 8: Nguyên tử A có tổng số các hạt mang điện và các hạt không mang điện là 28, số lượng hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. A là:

A. Ar.

B. Ne.

C. F.

D. O.

Câu 9: Nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tổng số hạt có mang điện có trong nguyên tử là

A. 46.

B. 50.

C. 54.

D. 51.

Câu 10: Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 28. Trong đó số lượng hạt không mang điện chiếm 35,71% tổng các loại hạt. X là

A. S

B. N

C. F

D. O

Đáp án tham khảo:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C A D B B B D C A C

Nguyên tử là phần học căn bản và nền móng để tiếp cận để những kiến thức hóa học sau này. VUIHOC đã giúp các em học tốt hơn phần này bằng cách tổng hợp cô đọng lý thuyết và bài tập về thành phần cấu tạo nguyên tử. Để học thêm được nhiều các kiến thức hay và thú vị về Hoá học 10 cũng như Hoá học THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!