Phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?

Phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì chỉ có các tình tiết quy định tại tại khoản 1 Điều 52 mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Và phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng được quy định trong điều luật này? Vậy như thế nào là phạm tội có tổ chức và mức độ hình phạt đối với tội phạm có tình tiết tăng nặng này ra sao? Trong phạm vi bài viết này sẽ phân tích và bình luận về tình tiết này để mọi người cùng nắm rõ.

1. Khái niệm về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết trong một vụ án cụ thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt.

ph%E1%BA%A1m%20t%E1%BB%99i%20c%C3%B3%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20l%C3%A0%20t%C3%ACnh%20ti%E1%BA%BFt%20t%C4%83ng%20n%E1%BA%B7ng%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20nh%C6%B0%20th%E1%BA%BF%20n%C3%A0o

Phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?

So với Bộ luật Hình sự năm 1999 thì Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn giữ nguyên các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà không có sửa đổi, bổ sung gì lớn, chỉ sửa đổi, bổ sung một vài khái niệm hoặc tách từ nhiều tình tiết tăng nặng quy định trong một điểm thành các điểm khác nhau của khoản 1 Điều 52 so với khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999.

2. Phạm tội có tổ chức là gì?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52, có thể hiểu phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.

Phạm tội có tổ chức khác với người tổ chức trong đồng phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trò, nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm; còn phạm tội có tổ chức lại nói lên quy mô của tính chất, mức độ nguy hiểm mà tội phạm đó đã xảy ra. Tất nhiên trong phạm tội có tổ chức có người tổ chức (người câm đầu), nhưng không phải chỉ có người tổ chức mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng này mà tất cả những người tham gia đều bị coi là phạm tội có tổ chức.

Phạm tội có tổ chức cũng khác với hành vi tổ chức trong một số tội phạm như tổ chức tảo hôn, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tổ chức đánh bạc, tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Phạm tội có tổ chức là nói đến quy mô, tổ chức của tội phạm, còn khái niệm “tổ chức” trong các tội phạm cụ thể nêu ở trên là hành vi phạm tội. Phạm tội có tổ chức nhất thiết phải có từ hai người trở lên, là một hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm; còn tổ chức đánh bạc, tổ chức tảo hôn, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy… có khi chỉ có một người cũng có thể thực hiện được hành vi phạm tội này.

3. Mức độ trách nhiệm hình sự

Tình tiết tăng nặng này thường là yếu tố định khung hình phạt, nhất là đối với các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ: Điểm a khoản 2 Điều 188 (tội buôn lậu); điểm a khoản 2 Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); điểm a khoản 2 Điều 196 (tội đầu cơ)… Một số trường hợp phạm tội có tổ chức còn là yếu tố định tội, như tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109).

Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (người tổ chức, mức độ tăng nặng nhiều hơn người giúp sức trong vụ án phạm tội có tổ chức.

Vì vậy, khi quyết định hình phạt, khi đã xác định có người tổ chức thì mức hình phạt đối với người tổ chức nhất thiết không thể thấp hơn người thực hành, người xúi giục hoặc người giúp sức nếu các tình tiết khác của vụ án tương tự như nhau. Hiện nay có quan niệm cho rằng, áp dụng hình phạt đối với người thực hành phải cao hơn người tổ chức vì cho rằng người tổ chức không trực tiếp thực hiện tội phạm, là chưa thấy hết tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi do người tổ chức thực hiện.

Ví dụ:

Trần Văn K có thù tức với anh Đinh Văn H, K đã mua thuốc độc và thuê Phạm Thanh B bỏ vào bể nước của gia đình anh H, làm gia đình anh H bị trúng độc chết vợ và đứa con gái 5 tuổi. Do đánh giá không đúng vai trò của K nên tòa án chỉ phạt Trần Văn K tù chung thân, còn phạt B tử hình.

Cần chú ý rằng, khi đã xác định vụ án được thực hiện có tổ chức thì tất cả những người trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng là “phạm tội có tổ chức”, tuy nhiên mức độ tăng nặng nhiều hay ít đối với từng người còn tùy thuộc vào vai trò của họ trong vụ án như đã phân tích ở trên.

Tham khảo nội dung và trích từ sách Bình luận Bộ Luật Hình sự 2015

Đinh Văn Quế – NXB Thông tin và truyền thông.