[Toán lớp 3] Trung điểm của đoạn thẳng là gì?

Trung điểm của đoạn thẳng là một trong những nội dung được nhắc đến khá nhiều trong chương trình dạy bậc tiểu học. Để có thể nắm vững và tiếp thu tốt môn Toán, việc nắm vững kiến thức về trung điểm là điều cần thiết. Vậy, trung điểm của đoạn thẳng là gì và chúng có tính chất như thế nào? Cùng CMATH tìm hiểu nhé!

Khái niệm điểm ở giữa đoạn thẳng

Điểm ở giữa đoạn thẳng được hiểu là điểm nằm giữa hai điểm thẳng hàng.

Ví dụ: Ta có 3 điểm A, B, C nằm trên cùng 1 đường thẳng. Lúc này, B sẽ được xem là điểm giữa của đoạn AC nếu A, B, C thẳng hàng theo thứ tự được nêu.

Trung điểm của đoạn thẳng là gì?

Trung điểm của đoạn thẳng được hiểu là điểm ở giữa đoạn thẳng và chia đoạn thẳng lúc đầu thành 2 đoạn với chiều dài bằng nhau.

Ví dụ: Cho 3 điểm A, B, C cùng trên 1 đường thẳng với khoảng cách AB=a, BC=a. Vậy B chính là trung điểm của đoạn thẳng.

Điều kiện để B là trung điểm là:

  • B nằm giữa A và C
  • B có chia đoạn AC thành 2 đoạn với chiều dài bằng nhau.

Tính chất của trung điểm đoạn thẳng

Trong toán hình học, trung điểm của đoạn thẳng sẽ có những tính chất như sau:

  • Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi bằng một cái tên khác đó là: điểm chính giữa của đoạn thẳng.
  • Nếu M được gọi là trung điểm của đoạn AB, vậy MA= MB= AB/2
  • Một đường thẳng chỉ có duy nhất 1 điểm chính giữa ( trung điểm)
  • Mỗi đường thẳng sẽ có nhiều điểm nằm giữa đường thẳng.
  • Trung điểm luôn là điểm nằm giữa và có khoảng cách đều với 2 đầu mút của đoạn thẳng.

Bài tập điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng

Để giúp bạn hình dung cụ thể hơn về điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng, ta hãy cùng nhau giải qua những bài tập sau:

Bài 1:

the nao la trung diem cua doan thang 1

Lời giải:

a.Trong hình vẽ, 3 điểm thẳng hàng là: ( A, M, B), ( C, N, D), ( M, O, N).

b.M là điểm giữa của A và B

c.N là điểm giữa C và D

d.O là điểm giữa M và N

Bài 2:

trung diem cua doan thang 2

Lời giải:

a.Đ

b.S

c.S

d.S

e.Đ

Bài 3:

trung diem cua doan thang 3

Lời giải:

I chính là trung điểm đoạn thẳng BC

K chính là trung điểm đoạn thẳng GE

O chính là trung điểm đoạn thẳng AD

O chính là trung điểm đoạn thẳng IK

Luyện tập

Sau khi tham khảo qua các bài tập mẫu ở trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu hơn các kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng. Hãy thử luyện tập thêm 4 dạng bài tập dưới đây:

Bài 1:

trung diem cua doan thang 4

Lời giải

a.Điểm giữa của đoạn AM là O

b.Điểm giữa của đoạn MP là N

c.Điểm giữa của đoạn AC là B

Bài 2:

trung diem cua doan thang 5

Lời giải:

Trung điểm của đoạn thẳng AM là điểm O

Trung điểm của đoạn thẳng BC là điểm M

Bài 3:

trung diem cua doan thang 6

Lời giải:

Điểm M sẽ nằm trên đoạn AB và nằm giữa 2 điểm A và B.

Vì đoạn AB dài 6cm, do đó M sẽ nằm ở vị trí cách đều A và B một khoảng 6/2 = 3cm

Bài 4:

trung diem cua doan thang 7

Lời giải:

Đoạn thẳng AE có trung điểm là O

Đoạn thẳng AN có trung điểm là M

Đoạn thẳng CD có trung điểm là N

Xem thêm:

  • Hệ thống chương trình toán lớp 3 hiện hành (Phần 1)
  • Hệ thống chương trình toán lớp 3 hiện hành (Phần 2)
  • [Toán lớp 3] Cách đọc viết các số trong phạm vi 10000 và 100000

Sau khi đọc qua lý thuyết và giải một số bài tập liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng, có thể thấy chúng không quá khó và hoàn toàn có thể luyện tập bằng các bài toán đơn giản. Hy vọng những kiến thức được CMATH truyền tải trong bài viết trên có thể giúp bậc phụ huynh hỗ trợ các bé tốt hơn trong việc ghi nhớ kiến thức toán học lớp 3. Từ đó giúp bé có thể hiểu hơn về môn học này, tạo được sự hứng thú và khả năng tiếp thu nhanh khi học tập tại lớp.