Từ khi lập nước đến nay, Việt Nam đã trả qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh lớn nhỏ và đều dành chiến thắng. Nhờ vào tinh thần đoàn kết toàn dân cùng lòng yêu nước lớn,Việt Nam ta luôn bảo vệ được độc lập tư do của dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ được mọi thành quả của nhân dân và cách mạng. Ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn đến Quý vị nội dung: thế trận chiến tranh nhân dân là gì?
Chiến tranh nhân dân là gì?
Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bạn đang xem: Thế trận chiến tranh nhân dân là gì?
Thế trận chiến tranh nhân dân là sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.
Chiến tranh nhân dân mang những tính chất sau:
– Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Xem thêm : Máy lạnh không đủ mát hay lạnh sâu? Nguyên nhân và cách khắc phục
– Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng.
– Là cuộc chiến tranh mạng tính hiện đại (hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự). Nhưng trước tiên ở đây hiện đại đòi hỏi phải hiện đại về côn người, con người phải nắm bắt được khoa học kỹ thuật và chỉ có làm chủ được khoa học kỹ thuật thì mới điều khiển, sử dụng được các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại và mới biết được cách phòng tránh và đánh trả cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân
Chiến tranh, được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, như: Chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa; chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh xâm lược; chiến tranh cổ điển, chiến tranh hiện đại,… Chiến tranh nhân dân là một nghệ thuật vận dụng sức mạnh của toàn dân đánh giặc.
Thế trận chiến tranh nhân dân của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng toàn dân có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đánh giặc kiên cường, luôn sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc; với tinh thần giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh; với tư tưởng bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy; đánh giặc bằng ba mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh vận; kết hợp giữa vũ khí hiện đại với vũ khí thô sơ; sử dụng kết hợp lực lượng bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân du kích… mà ông, cha ta để lại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn cách mạng đã chỉ ra và chứng minh: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”, sau khi giành được chính quyền, mỗi giai cấp, nhà nước, quốc gia cần “phải có một thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc phòng và đối với vấn đề chiến đấu của nhà nước”.
Bài học thực tiễn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định: “dựng nước và giữ nước phải lấy dân làm gốc”, “gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
Xem thêm : Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì?
Sự phát triển của nghệ thuật chiến tranh nhân dân trên nền tảng quốc phòng toàn dân của Việt Nam lên đỉnh cao khi có Đảng lãnh đạo đã khiến cho thực dân Pháp và đế quốc Mỹ phải thất bại nặng nề, khiến cho những người lính được đào tạo cơ bản mắc phải hội chứng hoảng loạn, lo sợ.
Tại sao phải tiến hành chiến tranh nhân dân?
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân là: chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng quốc phòng. Đây là luận điểm cách mạng, khoa học quan trọng, xuyên suốt trong tư tưởng của Người về xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Xây dựng quốc phòng là yêu cầu khách quan của mọi quốc gia có chủ quyền, trong đó bao hàm cả nước ta.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng nền quốc phòng và chỉ có như vậy, chúng ta mới xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh cả về tiềm lực quốc phòng, lực lượng quốc phòng và thế trận quốc phòng. Không những thế, đó phải là nền quốc phòng độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, ngày càng hiện đại, có sự gắn kết chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa – xã hội,… đây vừa là mục tiêu, vừa là phương châm xây dựng nền quốc phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: nền quốc phòng của nước ta là nền quốc phòng toàn dân. Đó là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ và mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa; nhiệm vụ của nó không chỉ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mà còn bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cũng không chỉ chống giặc ngoài, mà còn chống cả thù trong. Vì vậy, Người nhấn mạnh: phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện. Nghĩa là nhân dân phải là chủ thể của nền quốc phòng, mọi người dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng vững mạnh toàn diện.
Trên đây là nội dung bài viết thế trận chiến tranh nhân dân là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp