Việc thu giữ thư tín trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Thu giữ thư tín trong vụ án hình sự phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến việc thu giữ thư tín trong vụ án hình sự, thẩm quyền thu giữ và những quy định khác. Mời Quý bạn đọc cùng theo dõi.

Thu giữ thư tín

Thu giữ thư tín

Thư tín là gì?

Thư tín là văn bản chứa đựng những thông tin mà một người muốn báo cho một (hoặc nhiều) người khác biết. Có thể hiểu thư tín là bất kì thông tin nào được ghi nhận dưới một hình thức vật chất nhất định, cụ thể và được chuyển từ một người (người gửi) sang một người khác (người nhận), theo ý chí của người gửi nhằm mục đích truyền tải thông tin.

Hình thức của thư tín ngày càng trở nên đa dạng, 4 hình thức thư tín phổ biến dễ gặp nhất hiện nay bao gồm:

  • Thư viết trên giấy.
  • Thông tin có thể được chứa đựng trong băng, đĩa từ dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh hoặc cả ba
  • Thư được soạn thảo trên máy tính và gửi từ một địa chỉ điện tử đến một địa chỉ điện tử khác, thông qua mạng internet
  • Tin nhắn qua điện thoại bằng ký hiệu, mật mã, thư thoại, văn bản.

>>> Xem thêm: Thủ tục khám xét trong vụ án hình sự

Hình thức của thư tín

Hình thức của thư tín

Căn cứ để thu giữ thư tín trong vụ án hình sự

Theo khoản 2 điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 căn cứ để thu giữ thư tín trong vụ án hình sự là:

Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Khi nào thì có lệnh thu giữ thư tín?

Theo khoản 1 của điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 việc ra lệnh thu giữ thư tín phải có trước khi cơ quan thi hành việc thu giữ thư tín: “Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.”

Trong trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín chờ đến khi có lệnh thu giữ của Viện Kiểm Sát thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải có ghi rõ lý do vào văn bản theo khoản 2 điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Ngoài ra, “Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.”

Thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín

Thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”.

Như vậy, thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thuộc về Cơ quan điều tra, cụ thể Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Và lệnh này phải được Viện Kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành.

Luật sư tư vấn việc thu giữ thư tín trong vụ án hình sự

  • Luật sư tư vấn việc thu giữ thư tín
  • Luật sư bào chữa vụ án hình sự
  • Tư vấn hồ sơ vụ án hình sự

Luật sư tư vấn hình sự

Luật sư tư vấn hình sự

Bên trên là bài viết đề cấp đến những vấn đề về việc thu giữ thư tín trong vụ án hình sự, nếu Quý khách có cần thuê luật sư hoặc có thắc mắc khác vui lòng liên hệ hotline Công ty Luật Long Phan PMT: 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (50 votes)