Tôi cho người quen vay tiền (nhiều lần) bằng cách chuyển khoản trong 2 năm với tổng số tiền hơn 1,2 tỉ đồng. Sau đó tôi nhiều lần đòi nhưng người kia không trả nợ cho tôi (không phải họ không có tiền, mà có tiền mua sắm xây dựng nhà to).
Bạn đang xem: Cho vay tiền đòi không chịu trả, phải làm gì?
Tôi đòi rất nhiều lần, lần thì hứa trả, lần thì thách tôi đi tố công an. Suốt 2 năm qua tôi không đòi được tiền. Người đó cũng không ở nhà thường xuyên, mà cũng đi địa phương khác làm ăn.
Mấy tháng gần đây người này né tránh không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn tôi gửi. 2 năm qua tôi không muốn khởi kiện vì thấy kiện nhau cùng mất thì giờ, vậy luật sư tư vấn giúp xem tôi cần phải làm gì để lấy lại được tiền của mình?
Xem thêm : Giá đất hiện nay bao nhiêu tiền 1m2 ?
Bạn đọc Nguyễn Phương Lâm (TP.HCM) nhờ luật sư tư vấn.
Luật sư Giang Hồng Thanh, Đoàn luật sư Hà Nội, tư vấn:
Hành vi của người vay tiền có dấu hiệu của tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự. Điều luật quy định như sau:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”.
Xem thêm : Lập hóa đơn sai thời điểm bị xử phạt thế nào?
Theo thông tin bạn chia sẻ, người vay tiền nhận được 1,2 tỉ đồng của bạn, sau đó không trả dù có khả năng để trả (có nhà cửa khang trang), rồi tìm cách tránh né bạn thông qua việc đi khỏi địa phương, không trả lời điện thoại, tin nhắn. Đối chiếu với điều luật trên, đó là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp này, bạn cần nộp đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người vay tiền.
Nếu trong quá trình xác minh tin báo về tội phạm, cơ quan điều tra nhận thấy thông tin bạn cung cấp là chưa chính xác, người vay tiền không có những việc làm như bạn trình bày nên không phạm tội hình sự, cơ quan điều tra sẽ hướng dẫn bạn khởi kiện ra tòa có thẩm quyền (ở đây là tòa án nhân dân quận, huyện nơi người vay tiền cư trú) để giải quyết.
Cần phải lưu ý là trong trường hợp cơ quan điều tra kết luận người kia phạm tội, thì người đó sẽ chỉ bị buộc trả lại số tiền đã chiếm đoạt của bạn mà không phải trả lãi. Còn nếu bạn khởi kiện dân sự ra tòa án thì khi đó bạn mới có thể nhận được tiền gốc và lãi trên số tiền gốc tương ứng với thời gian từ khi người kia nhận tiền cho đến khi trả hết tiền.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp