Thịt gà kỵ gì? Không nên kết hợp thịt gà với loại rau củ nào? Đọc bài viết này ngay để tránh khỏi những “tai họa” nguy hiểm cho cơ thể.
Thịt gà là một trong những món ăn phổ biến và được ưa chuộng nhất của người Việt. Tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung được với thịt gà. Việc kết hợp với các thực phẩm không phù hợp có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy thịt gà kỵ gì? Cùng Barona tìm hiểu ngay nhé!
Bạn đang xem: Thịt gà kỵ gì? 14 thực phẩm nên tránh để không mang họa vào người
1. Thịt gà hạn chế trộn với bắp cải và hành lá sống
Thật bất ngờ đúng không nào? Vì món gỏi bắp cải trộn thịt gà rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, theo Đông Y, không nên trộn thịt gà, hành lá sống và bắp cải để tạo ra món gỏi hoặc món canh. Bởi vì hành lá và bắp cải đều có tính hàn, trong khi đó thịt gà lại có tính ôn nên chúng chính là “khắc tinh” của nhau.
Việc kết hợp 3 loại thực phẩm này cùng nhau sẽ dẫn đến hiện tượng hàn nhiệt giao tranh, ăn nhiều có thể gây ra việc tổn thương khí huyết. Trường hợp người dùng bị ngộ độc do ăn quá nhiều thịt gà trộn bắp cải thì nên uống nước lá dâu để giải độc.
Xem thêm: Cách làm chân gà hấp hành cực dễ, vô cùng thơm ngon
2. Thịt gà kỵ ăn kèm với rau kinh giới
Rau kinh giới là cái tên quen thuộc, thường được dùng ăn kèm với các món nước, bánh xèo và bánh khọt,… để giúp tăng hương vị cho món ăn.
Theo Đông Y, rau kinh giới có tính cay nóng khi kết hợp với thịt gà tính ấm có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, ù tai, ngứa ngáy, toàn thân run rẩy,…
3. Không chấm thịt gà với mù tạt
Khi ăn sushi, sashimi thì mù tạt là nước chấm không thể thiếu. Mù tạt có tính nóng với vị cay nồng cùng màu xanh đặc trưng, nhưng thịt gà mang tính ôn. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể sinh ra nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.
Xem thêm:
- Tổng hợp 45 + các món ngon từ gà ai ăn cũng ghiền
- 8 cách nấu cháo gà thơm ngon và bổ dưỡng cực kỳ dễ làm
4. Kiêng ăn thịt gà với rau răm
Rau răm là loại nguyên liệu quen thuộc trong các món gỏi gà. Đây là loại rau thơm có khả năng tăng cường cơ bắp và thị lực.
Xem thêm : Bộ Công an trả lời về xử phạt xe ô tô chạy quá tốc độ trên đường cao tốc
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, việc kết hợp thịt gà với rau răm sẽ tạo ra các chất gây hại cho hệ tiêu hóa.
5. Thịt gà kỵ nấu cùng rau cải xanh
Trong Đông Y, cải xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng làm ấm tỳ vị, giải chứng cảm hàn, kích thích tiêu hóa, thông đờm,… Thịt gà cũng có tính ôn. Vì vậy khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể gây tăng nhiệt nhiều cho cơ thể.
Xem thêm: Tổng hợp 33+ cách chế biến ức gà ngon, đảm bảo dinh dưỡng nhất
6. Thịt gà kỵ kết hợp với hạt mè
Mè rất được ưa chuộng trong chế biến thức ăn, đặc biệt là dùng để ướp các món nướng. Hạt mè có vị ngọt, có tác dụng dưỡng huyết khu phong và dưỡng can.
Dù có nhiều lợi ích là thế, nhưng khi kết hợp mè với thịt gà không mang lại lợi ích cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, ù tai, chóng mặt và run rẩy toàn thân.
7. Thịt gà nên hạn chế uống cùng sữa đậu nành
Men protidaza có trong sữa đậu nành là chất kiềm chế các protein trong thịt gà. Khi bạn dùng thịt gà và sữa đậu nành cùng lúc có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa điển hình như ợ chua, khó tiêu, đầy bụng
8. Thịt gà kỵ cá chép
Theo Đông Y, cá chép có tính hàn. Nếu kết hợp với thịt gà có tính ôn sẽ sinh ra mụn nhọt. Bên cạnh đó, thịt cá chép có công dụng lợi tiểu, thịt gà có tác dụng tráng dương, kết hợp 2 thực phẩm này sẽ khiến cho món ăn có mùi vị không ngon miệng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
9. Thịt gà kỵ cá diếc
Thịt gà có tính ôn, không nên kết hợp với cá diếc có tính bình, vị ngọt. Cả về tính năng và mùi vị của 2 thực phẩm này đều không hợp nhau. Ngoài ra, cả thịt gà và cá diếc đều chứa lượng lớn axit amin và enzyme, khi kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ gây ra phản ứng hóa học, tạo ra các hợp chất không tốt cho cơ thể.
10. Thịt gà kỵ thịt ba ba
Thịt ba ba là cái tên không thể thiếu trong danh sách này. Bởi các hoạt chất sinh học có trong thịt ba ba là khắc tinh với chất đạm có trong thịt gà. Khi dùng chung sẽ khiến chất đạm trong thịt gà bị biến chất, có thể gây bệnh, làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc mới sinh nên tuyệt đối tránh ăn 2 thực phẩm này cùng một lúc.
11. Thịt gà kỵ tôm
Xem thêm : Khám phá 10 điểm du lịch nổi tiếng ở Vĩnh Phúc
Cả thịt gà và tôm đều có vị ngọt, tính ôn nhưng khi kết hợp với nhau có thể gây tình trạng dị ứng, ngứa ngáy khắp người hoặc đầy hơi, khó tiêu ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Đối với trẻ nhỏ đang bị ho, nếu ăn tôm và thịt gà cùng lúc có thể khiến tình trạng ho kéo dài, nặng thêm và khó chữa.
Việc kết hợp 2 thực phẩm này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, lá lách, khiến chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm.
12. Thịt gà kỵ thịt chó
Thịt gà có tính ôn, trong khi thịt chó và gan có có tính đại nhiệt. Khi kết hợp thịt gà và thịt chó có thể khiến người dùng bị kiết lỵ, tiêu chảy, đầy hơi, mất nước nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
13. Thịt gà kỵ ăn với quả mận
Quả mận (hay còn gọi là mận Hà Nội, mận Bắc) có tính bình, vị chua ngọt, tác dụng giải độc, điều nhiệt, hoạt huyết. Khi kết hợp với thịt gà có thể gây ra tình trạng hoắc loạn (thổ tả). Đặc biệt với những ai đang bị nóng sốt, sốt rét thì tình trạng sẽ trở nặng thêm.
14. Hạn chế kết hợp thịt gà với cơm nếp
Thịt gà cơm nếp chắc hẳn là món ăn “khoái khẩu” của rất nhiều người Việt. Từ hàng xôi lề đường đến các nhà hàng lớn, từ các bữa ăn sáng đến các dịp lễ lớn, thịt gà cơm nếp rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Tuy nhiên, cả 2 loại thực phẩm này đều có vị ngọt, thịt gà có tính ôn trong khi cơm nếp có tính ấm, khi kết hợp chúng sẽ gây ra bệnh sán xơ mít và sán dây.
Kết luận
Thông qua 14 loại thực phẩm trên đây, Barona đã trả lời câu hỏi “thịt gà kỵ gì”. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng các thực phẩm cần tránh trước khi chế biến thịt gà là điều quan trọng để hạn chế các tác hại gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Hy vọng bài viết hôm nay sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn và gia đình luôn có những bữa ăn thơm ngon, dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm:
- Cách nấu lẩu gà lá giang thơm ngon, chuẩn vị như ngoài hàng
- Tổng hợp 11 cách ướp gà nướng ngon siêu mềm và thấm vị
- Cách làm chân gà ngâm sả tắc xoài giòn ngon, thấm vị
- Bật mí 5 cách nấu súp gà ngon “mê ly”, ai ăn cũng ghiền
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp