Thịt gà không còn xa lạ là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn nhanh chóng, đơn giản mà đã có ngay bữa ăn ngon lành. Tuy nhiên hãy chú ý rằng có một số loại thực phẩm bạn không nên kết hợp với thịt gà. Vậy Thịt gà kỵ gì nhất? Kỵ với rau gì? Có chất gì? Ai không nên ăn thịt gà? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Chế Độ Ăn giải đáp cụ thể hơn trong bài viết này.
Thịt gà có chất dinh dưỡng gì?
Thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng… được đánh giá là một trong loại thực phẩm cung cấp nguồn protein lành mạnh nhất với sức khỏe. Cụ thể, thịt gia cầm có ít cholesterol hơn hẳn nhiều loại thịt khác, như thịt lợn, thịt bò, từ đó giảm thiểu các nguy cơ bệnh về hệ tim mạch. Bên cạnh đó, phần lớn thành phần các chất béo không bão hòa có trong thành phần của thịt gia cầm được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe con người.
Bạn đang xem: Thịt gà kỵ gì nhất? Kỵ với rau gì? Có chất gì? Ai không nên ăn thịt gà?
Theo PGS – TS Lê Bạch Mai – nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, thịt gà là loại thịt có giá trị dinh dưỡng và năng lượng cao hơn thịt lợn tính trong cùng một khối lượng phân tích và tỷ lệ protein tiêu hóa cũng cao hơn nhiều.
Theo bảng xếp hạng 10 loại thịt dồi dào giá trị dinh dưỡng thì thịt gà đứng vị trí đầu tiên, thịt lợn xếp đến thứ 8, sau đó lần lượt là thịt thỏ, thịt bò…
Thịt gà cung cấp hàm lượng lớn protein, đây là nhóm chất được biết đến với vai trò chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não của con người. Ngoài ra, thịt gà có chứa tương đối ít chất béo, trong lượng chất béo đó lại có chứa hàm lượng omega 3 cao, rất tốt cho sức khỏe con người.
Thịt gà chứa nhiều loại vitamin có thể kể đến như A, E, C, B1, B2, PP và các muối khoáng canxi, phốt-pho, sắt, nên có công dụng bổ dưỡng các chất dinh dưỡng, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh ung thư rất hiệu quả.
Trong thịt gà có chứa hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha dồi dào, đều bắt nguồn từ vitamin A có công dụng tăng cường thị lực. Những người phải thường xuyên làm việc với máy tính, hay tài xế cũng nên bổ sung thịt gà trong bữa ăn của mình để hạn chế tình trạng mỏi mắt, mờ mắt, đồng thời giúp tăng cường độ tập trung khi làm việc.
Do vậy, trước tình trạng mất cân đối cung cầu thịt lợn xảy ra một cách thường xuyên hiện nay, việc tăng cường sử dụng thịt gà trong bữa ăn của gia đình bạn vừa đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe vừa đảm bảo nguồn cung ứng dinh dưỡng phong phú, an toàn.
Thịt gà kỵ với rau gì?
Muối vừng và rau thơm
Theo Đông y, thịt gà có công dụng trừ phong (nổi tiếng nhất là món gà hầm cùng với các loại thảo dược như hải sâm, nhãn nhục, táo tàu,… ) muối vừng (hay còn gọi là muối mè) có công dụng dưỡng huyết khu phong. Ngoài ra, thịt gà còn có tính ôn, trong khi rau thơm lại có tính nóng.
Vì vậy, bạn không nên kết hợp sử dụng thịt gà với muối vừng và rau thơm có thể gây ra hiện tượng chóng mặt và tay chân run rẩy. Để khắc phục những triệu chứng này, bạn có thể sử dụng nước cam thảo uống sẽ nhanh chóng khỏi.
Rau kinh giới
Rau kinh giới là một trong những loại rau gia vị bình dân và quen thuộc trong số nhiều loại rau sống khi ăn kèm. Theo Đông y, rau kinh giới có tính cay nóng nên cần sử dụng kiêng với những loại thực phẩm có tính động phong hỏa như tôm, cua,… và bao gồm luôn cả thịt gà.
Cụ thể là nếu kết hợp rau kinh giới với thịt gà sẽ dễ làm xuất hiện các triệu chứng phong ngứa trên khắp cơ thể.
Quả mận
Xem thêm : Đơn vị đo độ dài | Bảng quy đổi và Quy đổi trực tuyến độ dài
Quả mận có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng điều tiết nhiệt, hỗ trợ giải độc và hoạt huyết. Thịt gà cũng có đặc tính tương tự nên khi kết hợp ăn chung với quả mận (sau khi tráng miệng) thì cũng có thể dẫn đến hiện tình trạng thổ tả hoặc khiến cho bệnh sốt rét – sốt nóng càng trở nên nghiêm trọng thêm.
Thịt gà kỵ rau cải gì?
Thịt gà kiêng trộn với bắp cải, hành sống
Theo Đông y, thịt gà cần kiêng trộn chung với tỏi, bắp cải và hành sống để chế biến những món gỏi hay nấu canh. Bởi trong bắp cải và hành sống có tính hàn, trong khi đó thịt gà lại tính ôn, vì vậy chúng được xem là khắc tinh của nhau.
Do đó, những loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ gây ra những hiện tượng như hàn nhiệt giao tranh, có thể gây ra tình trạng tổn thương cho khí huyết của người ăn nếu như ăn quá nhiều. Với những bệnh nhân khi bị ngộ độc do sử dụng thịt gà trộn với bắp cải, có thể sử dụng lá dâu nấu nước để uống giải độc.
Thịt gà kỵ rau cải
Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị hàn, suy yếu, khả năng hấp thu thức ăn kém.
Cũng trong Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí… Cũng bởi có vị đắng nên người ta thường gọi là cải đắng hay còn gọi với tên khác là cải bẹ xanh.
Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.
Thịt gà kỵ với món gì?
Thịt gà và thịt chó
Thịt chó và gan chó có tính đại nhiệt, mang lại cảm giác nóng trong khi đó thịt gà lại có tính cam ôn, nếu kết hợp sử dụng chung thịt gà và thịt chó ăn với nhau, có thể người sử dụng sẽ gặp chứng úng khí mà bị kiết lỵ, mất nước nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Cho nên, bạn không nên sử dụng thịt gà và thịt chó để chế biến món ăn chung với nhau. Nếu mắc phải kiết lỵ do việc ăn chung thịt gà và thịt chó thì cách chữa trị bạn có thể uống nước cam thảo để giải độc.
Thịt gà kiêng kỵ với tôm tươi
Thịt gà và tôm đều là loại thịt có tính ôn nên khi ăn chung với nhau sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy khắp người, dị ứng nổi mẩn ngứa. Đặc biệt là đối với những trẻ nhỏ khi bé đang bị ho, nếu cho bé ăn thịt gà chung với tôm tươi có thể dẫn đến tình trạng bệnh tình của bé nặng thêm, kéo dài và khó chữa dứt điểm.
Khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy do ăn thịt gà kết hợp với tôm tươi, bạn có thể nấu nước kinh giới để giải độc, có hiệu quả rất tốt.
Thịt gà kiêng ăn với cá chép
Trong Đông y, thịt gà nên được ăn kiêng với cá chép vì thịt gà có tính cam ôn, cá chép lại có tính cam hàn, nếu ăn phải có thể xuất hiện chứng mụn nhọt. Nếu mắc phải tình trạng này bạn sử dụng nước đậu đen uống sẽ khỏi.
Thịt gà không ăn với cá diếc
Chi Cá diếc là một chi trong họ Cá chép (Cyprinidae). Các loài trong chi được biết với tên gọi thông thường là cá diếc hay cá diếc.
Thịt cá Diếc có tính nóng, có khả năng lợi tiểu. Thịt gà tính ôn, tốt cho khí huyết, hữu ích cho hệ tiêu hóa. Hai món này về mùi vị và công dụng đều không hợp với nhau. Hơn nữa, chúng đều chứa khá nhiều enzym, kích thước tố và axit amin nên khi kết hợp ăn chúng với nhau sẽ tạo thành những phản ứng hóa học không có lợi cho sức khỏe.
Thịt gà không ăn chung với mù tạt
Xem thêm : Câu 1 trang 90 SGK GDCD lớp 11
Mù tạc hay mù tạt là tên gọi chung để chỉ một số loài thực vật thuộc chi Brassica và chi Sinapis trong họ Brassicaceae. Loại hạt mù tạc nhỏ thường được sử dụng để làm gia vị, hoặc nghiền hạt nhỏ sau đó trộn với nước, dấm hay nguyên liệu khác để trở thành các loại bột nhão làm mù tạc thương phẩm có màu vàng.
Trứng gà kỵ sữa đậu nành hay thịt ba ba
Sữa đậu nành có chứa nhiều men protidaza – chất kiềm chế các protein có trong trứng gà, cản trở quá trình hoạt động tiêu hóa, gây tình trạng khó tiêu và đầy bụng khi chúng ta kết hợp sử dụng chúng với nhau.
Còn thịt ba ba lại có chứa khá nhiều hoạt chất sinh học, trong khi trứng gà lại có chứa chất đạm cao, khi kết hợp sử dụng chung sẽ dẫn đến chất đạm sẽ bị biến chất hoặc làm giảm giá trị dinh dưỡng, có thể gây sinh bệnh không mong muốn, đặc biệt, thai phụ và sản phụ không nên ăn thịt ba ba kết hợp chung với trứng gà.
Ai nên kiêng thịt gà?
Thịt gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây nên hạn chế ăn thịt gà, để tránh các tác dụng không mong muốn.
Người mắc bệnh huyết áp và tim mạch
Theo các chuyên gia y tế, những người mắc bệnh về huyết áp hay hệ tim mạch thì cần được hạn chế ăn thịt gà, nhất là phần da gà. Vì trong lớp da gà có chứa hàm lượng cholesterol và mỡ khá cao nên không tốt cho tình trạng sức khỏe của họ.
Người sau mổ không nên ăn thịt gà
Theo kinh nghiệm dân gian chia sẻ, sau khi mổ ăn thịt gà sẽ rất dễ gây nên hiện tượng sưng, mưng mủ ở những chỗ vết thương đồng thời khiến da bạn lâu lành và dễ bị tình trạng viêm nhiễm hơn.
Đặc biệt, với những vết thương hở, nếu không được chăm sóc một cách cẩn thận, kỹ càng thì rất dễ để lại sẹo lồi.
Người bị thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà
Cũng giống như những người sau mổ, người bị bệnh thủy đậu nên kiêng sử dụng thịt gà nhất là phần da gà bởi nó rất dễ gây tình trạng ngứa ở các nốt thủy đậu và rất dễ để lại sẹo sau khi bệnh đã hết.
Người bị bệnh sỏi thận
Bệnh nhân sỏi thận không nên ăn thịt gà bởi vì hàm lượng protein có trong thịt gà sẽ làm cho lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành nên các hạt sỏi.
Người táo bón, khó tiêu
Nếu ăn thịt gà quá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng táo bón, khó đi ngoài.
Người bị viêm khớp
Viêm xương khớp là loại bệnh khá phổ biến hiện nay. Việc điều trị chính sử dụng các loại thuốc có công dụng kháng viêm. Bên cạnh đó là kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để thúc đẩy quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Lời kết
Trong thịt gà chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và được đánh giá cao hơn cả các loại thịt thông dụng khác như thịt heo, thịt bò,… Tuy nhiên cũng như nhiều loại thực phẩm khác thịt gà cũng có một số món kiêng kỵ. Tìm hiểu trong bài viết “Thịt gà kỵ gì” nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp