Thời bao cấp bắt đầu từ khi nào? Theo sách “Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945-2010”, để phục vụ sự nghiệp “xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”, trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965, ngành Nội thương được giao nhiệm vụ tăng cường nguồn lực của thương nghiệp quốc doanh, thu mua và cấp phát đảm bảo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế.
Phương thức thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là, Nhà nước nắm toàn bộ lương thực hàng hóa và đại bộ phận các nông sản hàng hóa khác, quản lý chặt chẽ việc mua bán, định rõ nghĩa vụ cho nông dân bán thóc và các nông sản khác cho Nhà nước và thực hiện chế độ hợp đồng thu mua giữa các cơ quan thu mua của Nhà nước và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Bạn đang xem: Thời bao cấp bắt đầu khi nào?
Đối với hàng công nghiệp, thực hiện chế độ hợp đồng bán nguyên liệu và đặt mua sản phẩm, bảo đảm thu mua và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công nghiệp quốc doanh và của các xí nghiệp công tư hợp doanh; và thu mua phần lớn các hàng thủ công nghiệp có phẩm chất nhất định.
Trong việc thực hiện chế độ hợp đồng thu mua, đối với hàng nông sản cũng như hàng công nghiệp, hết sức khuyến khích cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất, trên cơ sở đó bảo đảm vững chắc lực lượng vật tư của Nhà nước.
Về mặt tiêu thụ, quy định các chính sách cần thiết, bảo đảm nhu cầu ngày càng tǎng của nhân dân, đồng thời hướng dẫn nhân dân tiết kiệm tiêu dùng. Đối với những loại hàng thiết yếu, những loại hàng mà yêu cầu tiêu thụ nhiều nhưng khả nǎng cung cấp có hạn, thì cần tổ chức cung cấp có kế hoạch để giữ vững cung và cầu.
Xem thêm : Các đặc trưng cơ bản của quần xã là?
Tư tưởng “Nhà nước phải lo cho dân” được thể hiện mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này; và bắt đầu bước vào mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung điển hình, thông qua việc tập trung nguồn lực vào cơ sở kinh doanh nhà nước, định hình mô thức thu mua – cấp phát trong hệ thống thương nghiệp.
Mặt trận chính của hoạt động thương mại giai đoạn này là thu mua nắm hàng công nghiệp, lương thực, thực phẩm và các hàng nông sản khác.
Mạng lưới thương nghiệp nội địa bao gồm các cửa hàng, kho trạm cùng các trang thiết bị thương nghiệp và sự phân bố hợp lý mạng lưới giữa các khu vực, các ngành hàng và các khâu kinh doanh đã được tăng cường thêm đáng kể trong kế hoạch 5 năm, điều đó đã làm tăng thêm năng lực tổ chức lưu chuyển hàng hóa và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của thị trường.
Tuy nhiên, tình hình có những diễn biến phức tạp: Sản xuất lương thực giảm sút do thiên tai trong khi dân số mỗi năm tăng thêm 0,5 triệu người; dân số phi nông nghiệp tăng với việc tập trung nhiều lao động tại thành thị, khu công nghiệp, các công trường xây dựng lớn; và nhu cầu chi viện cho miền Nam.
Đồng thời, có những khó khăn trong cân đối tiền hàng do nhu cầu đầu tư xây dựng những công trình quy mô lớn, như Gang thép Thái Nguyên, Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Uông Bí, Phân đạm Hà Bắc, Khu công nghiệp Việt Trì,…
Với chức năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, mặc dù ngành thương mại tích cực tổ chức thu mua hàng hóa, nhập khẩu theo các hình thức viện trợ, vay nợ, và trao đổi mậu dịch nhưng có những lúc không đủ để cung cấp cho xã hội, nên xuất hiện “chế độ tem, phiếu”. Tem phiếu – một sản phẩm chính sách đặc trưng của tình trạng cung không đáp ứng đủ nhu cầu.
Xem thêm : Bị vết thương nên và không nên uống gì để mau khỏi?
Tháng 01/1955, các cửa hàng lương thực ở Hà Nội quyết định bán gạo theo phiếu. Từ tháng 3/1955, Hà Nội cấp phiếu gạo chính thức cho người dân. Đây là chế độ tem phiếu không phải do thiếu hụt nguồn cung, mà để ứng phó với hoạt động đầu cơ gạo nhất thời lúc đó; nhưng nó “gợi ý” cho chế độ tem phiếu sau này. Trước năm 1960, trừ mặt hàng gạo có lúc dùng tem phiếu, còn gần như các mặt hàng đều theo chế độ bán lẻ thông thường.
Đến năm 1963, áp lực dân số tăng mỗi năm khoảng nửa triệu người, cùng với việc công nghiệp hóa khiến lực lượng lao động từ nông thôn ra các xí nghiệp, khu công nghiệp làm ngày càng nhiều, thương nghiệp buộc phải thực hiện cung cấp lương thực bằng “sổ gạo”.
Đây được coi là thời điểm khởi đầu của thời bao cấp. Danh sách các mặt hàng sử dụng tem phiếu liên tục được bổ sung. Từ vải, cá, trứng, nước mắm đến thịt, đường, sữa, quần áo, chất đốt… Chế độ tem phiếu nhằm mục đích cung cấp một cách hạn chế theo định lượng. Ví dụ, nhân viên hành chính sự nghiệp 13 kg gạo/người/tháng; công nhân sản xuất 15 kg gạo/người/tháng; vải 5m/người/năm với công nhân viên chức; 4m/người/năm với nhân dân thành thị…
Thực tế, không phải việc cung cấp này lúc nào cũng đảm bảo, do sản xuất trong nước còn hạn chế, việc nhập khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa cũng không suôn sẻ.
Định lượng (vốn đã hạn chế) nhu yếu phẩm theo tem phiếu cung cấp cho cán bộ, công nhân, nhân dân cũng gặp phải những khó khăn tương tự. Sau khi nghe Tổng cục Lương thực báo cáo về tình hình thiếu hụt lương thực năm 1962, Hội đồng Chính phủ đã quyết định lấy 16.000tấn thóc dự trữ để giải quyết tình hình thiếu đói, rồi sẽ lấy thóc chiêm bù lại, đồng thời rút tiêu chuẩn lương thực của cán bộ, công nhân viên trong 3 tháng hè bình quân 0,5 kg/người/tháng.
Tình trạng Nhà nước “nợ” nhân dân không hiếm; hoặc tiêu chuẩn của nhân dân phải chuyển đổi, thay vì 1 lạng thịt sẽ được nhận 5 bìa đậu phụ, hoặc 3 lạng cá khô. Với phiếu vải, nếu không có vải, có thể được mua phụ tùng xe đạp, phiếu lương thực có thể chuyển thành đường sữa…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp