Hợp đồng hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm hợp đồng có hiệu lực lại không giống nhau. Làm sao để phân biệt 2 loại thời điểm này? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của iContract nhé!
1. Thời điểm giao kết hợp đồng là gì?
Bạn đang xem: Thời điểm giao kết hợp đồng & thời điểm có hiệu lực giống nhau không?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 400, Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm kết thúc quá trình thỏa thuận, đồng nghĩa với việc tại thời điểm này, các bên đã đạt được sự thống nhất về nội dung thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
Như vậy, đây là thời điểm sự thỏa thuận của các bên có giá trị pháp lý, hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật.
Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định như thế nào?
Ví dụ, bên bán và bên mua thỏa thuận về việc mua bán đất. Theo quy định trên, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên bán đồng ý bán đất cho bên mua. Ngoài ra, mỗi hình thức giao kết khác nhau, thời điểm giao kết hợp đồng lại quy định khác nhau.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói: Là thời điểm các bên đã tự thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Ví dụ, thời điểm giao kết hợp đồng mua bán nhà là thời điểm các bên chấp nhận giao kết hợp đồng, thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng.
Xem thêm : Gợi ý 150+ tên ở nhà cho bé trai hay, ý nghĩa và độc đáo
Thời điểm giao kết bằng văn bản: Là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản, hoặc hình thức khác thể hiện trên văn bản. Ví dụ, hợp đồng mua bán đất giao kết bằng văn bản, thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm 2 bên cùng ký vào hợp đồng mua bán, được văn phòng công chứng đóng dấu chứng nhận. Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm công chứng viên ký chứng nhận vào hợp đồng mua bán đất.
Lưu ý thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản.
Thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp 2 bên tự thỏa thuận bằng sự im lặng: Là chấp nhận giao kết trong 1 thời hạn, thời điểm giao kết là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
Ví dụ: Chị A vay chị B 5 triệu đồng, và có thỏa thuận với nhau, trong thời gian 10 ngày kể từ sau khi chị A nhận được tiền từ chị B mà chị B im lặng, không thông báo về lãi suất, thì chị A sẽ được vay không lãi suất. Ngược lại, nếu chị B thông báo cho vay lãi, thì hai chị phải bàn bạc lại xem có quyết định vay tiền không.
Thời điểm giao kết bằng lời nói, có xác lập lại bằng văn bản: Như trường hợp giao kết bằng lời nói phía trên.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 401, Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc các quy định liên quan. Hiểu đơn giản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết hợp đồng, trừ khi các bên có thỏa thuận khác, hoặc quy định khác. Ví dụ:
Xem thêm : Những câu nói hay của Gia Cát Lượng nổi tiếng nhất bạn chưa biết
Các bên thỏa thuận về việc thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết của hợp đồng.
Thời điểm giao kết thường là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.
Pháp luật quy định rõ ràng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (Theo quy định tại Điều 458, Bộ luật Dân sự, hợp đồng cho, tặng động sản có hiệu lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Riêng động sản quyền sở hữu ô tô, xe máy và một số động sản khác theo quy định của pháp luật, thì hợp đồng tặng, cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký).
3. Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng giống nhau không?
Theo quy định, thời điểm giao kết hợp đồng chính là thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu thuộc 02 trường hợp như trên, hợp đồng có thể có thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực khác nhau. Doanh nghiệp và các cá nhân cần lưu ý điều này khi thực hiện ký kết hợp đồng.
Trên đây là một số lưu ý về thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mà Thái Sơn cung cấp. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Các tin tức liên quan:
- Hợp đồng nguyên tắc – Khái niệm, đặc điểm và phân loại
- Top 5 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng hợp đồng thương mại
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp