Bài 9: Quá trình tự sao

Hôm trước các em đã được học hết phần nội dung và cấu tạo của các đại phân tử ADN, ARN, Protein và các em cũng đã được hướng dẫn một số công thức, cách làm bài tập của các đại phân tử này. Hôm nay, các em sẽ được hướng dẫn tìm hiểu cơ chế tự nhân đôi của ADN. Để học tốt phần cơ chế tự nhân đôi của ADN các em cần nắm vững phần cấu tạo của ADN.

1. Thời điểm và vị trí * Thời điểm Xảy ra pha S của chu kỳ trung gian * Vị trí Trong nhân tế bào

2. Thành phần tham gia – ADN khuôn (ADN mẹ) – Các nu tự do A, T, G, X – Hệ enzim: + ADN polymeraza (kéo dài sợi mới theo chiều 5’ – 3’) + Enzim tháo xoắn + Tách mạch… – Năng lượng: ATP

3. Nguyên tắc – Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại ½) – Nguyên tắc bổ sung: A lk T, G lk X

4. Các bước của cơ chế tự sao + Bước 1: Tháo xoắn Enzym tháo xoắn sẽ tách mạch và tháo xoắn ADN → hình thành nên chạc tái bản (chữ Y) → lộ ra 2 mạch đơn 3’ – 5’ và 5’ – 3’ + Bước 2: Tổng hợp sợi mới – Trên sợi 3’ – 5’: Tổng hợp sợi mới diễn ra liên tục – Trên sợi 5’ – 3’: Tổng hợp gián đoạn. Tổng hợp các đoạn ngắn (Okazaki) ngược chiều tháo xoắn. Các enzym nối, nối Okazaki thành sợi mới + Bước 3: Hình thành AND con Đoạn nào tập hợp xong → đóng xoắn ngay → ADN

5. Kết quả Từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu → tự sao 1 lần → 2 ADN con 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu · ADN con có 1 mạch đơn mới với 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ * Lưu ý: Có sự khác biệt trong cơ chế nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ – Hệ gen: Sinh vật nhân thực có hệ gen lớn và phức tạp hơn → Có nhiều điểm khỏi sự sao chép – Tốc độ: Sinh vật nhân sơ có tốc độ nhân đôi lớn hơn – Hệ enzym: Sinh vật nhân thực phức tạp hơn