Thời gian làm căn cước công dân là bao lâu?
Bạn đang xem: Thời gian làm căn cước công dân là bao lâu?
1. Thời gian làm căn cước công dân là bao lâu?
Tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
– Tại thành phố, thị xã: Không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi;
Không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Quy trình làm căn cước công dân
2.1. Độ tuổi làm căn cước công dân
Căn cứ Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân như sau:
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
– Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
2.2. Hồ sơ làm căn cước công dân
*Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp
Hồ sơ làm căn cước công dân gồm:
Xem thêm : Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi
(1) CMND đã được cấp;
(2) Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
*Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp
(1) CCCD mã vạch đã được cấp.
(2) Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương, người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã, sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.
*Đối với người làm CCCD lần đầu
(1) Giấy khai sinh.
(2) Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.
2.3. Thủ tục làm Căn cước công dân
Tại Điều 10, Điều 11 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về việc tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Bước 1: Đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong CSDLQG về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân;
Hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.
Xem thêm : Cách kiểm tra các dịch vụ đang sử dụng tại nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone
Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong CSDLQG về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Bước 2: Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
– Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
– Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung;
In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;
Thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
Lưu ý:
– Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
– Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
– Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
– Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Ngọc Nhi
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp