Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định như thế nào?

Trong thời gian vừa qua, tình trạng lái xe ô tô làm việc quá sức đã gây nên những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng, thiệt hại lớn về người và của gây nên tình trạng bất an đối với nhân dân. Bởi vậy, nhằm bảo đảm sức khỏe của tài xế ô tô cũng như sự an toàn của mỗi hành trình, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã đặt ra giới hạn thời gian làm việc đối với mỗi lái xe. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô và quy định về xử phạt người lái xe ô tô khi không chấp hành quy định về thời gian làm việc.

rsvT5hgJ5O-Ixq1zndMwomXFV5CFXoj6EJBAeQh43lWQTYt8jQ6r5yY1kOcyPBHdLNreTzAqtHrz0fXR6b47VRfWslk4n8IWdUzbtZefr8n6JH5bNPIQf4GQb63He-mzKMn4CWsd79tYTqE0377DSQ

Căn cứ pháp lý

– Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008

– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Quy định thời gian làm việc của người xe lái ô tô

– Căn cứ Khoản 1, Điều 65 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định thời gian làm việc của người lái ô tô như sau:

Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô

1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo như quy định trên thì trong vòng 01 ngày, thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được vượt quá 10 giờ. Bên cạnh đó, người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

Quy định này là rất hợp lý bởi:

Lái xe là công việc nguy hiểm, là loại hình lao động nặng nhọc, khi tham giao thông người lái xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ (Điều 601 BLDS 2015). Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp người lái xe ở một số cơ sở xe khách, xe tải do nhu cầu lợi nhuận, đã vi phạm nghiêm trọng đến các quy định của Luật này về thời gian làm việc của người lái xe. Vì nhu cầu lợi nhuận đã có hành vi ép lái xe làm việc quá sức dẫn đến tình trạng lái xe bị mất ngủ, căng thẳng về thần kinh, mệt mỏi nên không làm chủ được tay lái của mình gây ra tình trạng tai nạn giao thông.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông, những vụ tai nạn giao thông liên quan đến giấc ngủ của lái xe chiểm tới 30% tổng các vụ tai nạn giao thông trong một năm. Điều này là do người lái xe ô tô không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, làm việc quá sức quá giờ quy định nên mới gây ra hậu quả như vậy.

Trách nhiệm của người lái xe ô tô