Cúng phả độ gia tiên: Ý nghĩa, thời gian và bài khấn

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video lễ phả độ gia tiên gồm những gì

Phả độ gia tiên là nghi lễ tâm linh và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt. Vậy cúng phả độ gia tiên có ý nghĩa gì? Cần làm gì trong lễ cúng phả độ gia tiên?

Cúng phả độ gia tiên là gì?

Con người khi sinh ra đều thuộc về một họ tộc nhất định. Trải qua các thế hệ, trong dòng họ sẽ có những người mất đi do các nguyên nhân như chết trẻ, chết oan, chết bất ngờ, chết trong tình trạng không còn nguyên vẹn… Những vong linh này còn những vướng mắc với trần gian chưa được giải quyết, trở nên sầu hận, buồn phiền, đau khổ nên vẫn thường bám trụ lại nhân gian và thường quấy quả con cháu. Điều này dễ khiến cho người thân trong họ tộc đau ốm, mắc bệnh hiểm nghèo, hiếm muộn hay không có con cháu,…

Có thể hiểu, thiên hạ có 3 cõi giới gồm:

  • Hạ giới: Nơi con người /sinh vật có thân vật lý sinh sống
  • Trung giới: Nơi các linh hồn (gọi là hồn ma) của người sinh sống
  • Thượng giới: Nơi các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật và các bậc giác ngộ (đã được điểm đạo) sinh sống.

Khi chết, trừ những Bậc Thầy, những Bậc Giác Ngộ, những Người có Sứ mệnh, còn hầu hết chúng sinh đầu thai vào cảnh thứ 6, 7 nơi Trung giới.

– Cảnh 7 là cõi đầu thai của những kẻ phạm tội, trộm cắp, lưu manh… Nơi đây được ví như là địa ngục.

– Cảnh 6 tương ứng như cõi trần, ông bà tổ tiên chúng ta, nếu không phạm tội gì quá ghê gớm sẽ đầu thai nơi đây.

Dù cảnh sắc không tối tăm như cõi 7 nhưng cảnh 6 cũng vẫn nặng về lòng tham, dục vọng, sân si. Tuy nhiên, do không còn thân xác nên không thể thực hiện được những ham muốn đó. Bị dục vọng giày vò cho đến khi giác ngộ sẽ được lên cảnh giới cao hơn. Tùy theo dục vọng chi phối, các linh hồn bị đọa ở cảnh này cũng khá lâu, có thể vài trăm năm, thậm chí cả ngàn năm, không thể siêu thoát được.

cúng phả độ gia tiên
Lễ cúng phả độ gia tiên tại chùa

Lễ cúng phả độ gia tiên cũng được hiểu là lễ để giải nghiệp chướng này. Phả độ gia tiên làm tăng nhận thức, tăng rung động của các linh hồn tổ tiên của dòng họ để lên cảnh giới cao hơn, có thể tu học làm nhiệm vụ Bề Trên giao hoặc đầu thai. Cuối cùng là hóa giải hết tất cả những nghiệp chướng của dòng họ, khiến toàn thể vong linh gia tiên tiền tổ được yên ổn, thân tâm rất là hoan hi.

Cúng phả độ gia tiên thực hiện ở đâu?

Lễ cúng phả độ gia tiên có thể được tiến hành ở các đền, chùa, tốt nhất là làm trực tiếp tại nhà vì người ta quan niệm nhà là nơi thờ cúng gia tiên. Gia chủ có thể sắm sửa lễ vật tùy tâm, song cái chính vẫn phải là nhất tâm thành kính.

Thời điểm thực hiện cúng ông bà tổ tiên thường là và những dịp như đầu xuân năm mới, tháng 7 âm, tháng chạp hoặc là bất cứ khi nào gia đình cảm thấy trong gia tộc có quá nhiều vấn đề bị vướng mắc trong tâm linh hay việc trần có quá nhiều điều không như nguyện.

Cúng phả độ gia tiên cần sắm lễ gì?

Gia chủ cúng phả độ gia tiên để cầu xin trời phật gia hộ độ trì, che chở cho các vong linh trong dòng họ nhà mình được nương tựa nơi cửa Phật, cửa Mẫu, cho họ sớm được siêu thoát. Bởi vậy lễ vật cúng cũng cần chỉn chu để bày tỏ tấm lòng thành tâm.

cúng phả độ gia tiên
Đàn Lễ Cầu siêu phả độ gia tiên được bày trí đẹp mắt và trang nghiêm

Về cơ bản, mâm cúng đầy đủ sẽ gồm 5 thứ là nhang, đèn cầy, hoa, trà, phẩm như sau:

  • Hương nhang
  • Đèn cầy hoặc nến đốt
  • Hoa tươi (thường là 1 bình hoa cúc)
  • Trà: Thường sử dụng loại trà khô, hoặc nước trắng rót vào 9 chiếc chén nhỏ hoặc chum nhỏ.
  • Quả mới: táo, xoài,…
  • Vàng mã
  • Phẩm: có thể là đồ chay hoặc đồ mặn quỳ tâm như xôi giò, chả lụa, gà hay bánh kẹo, quanh oản ngọc. Tuy nhiên, gia chủ vẫn nên dâng đồ chay sẽ tốt hơn, nhất là khi thực hiện cúng trong chùa.

Chi tiết nghi thức sắm lễ Phả độ gia tiên:

Ngày hôm thứ nhất.

* Cúng sám Gia Tiên tại Nhà.

Lễ: 2 mâm cơm cúng, 2 cơi trâu têm, 2 khay nước trà cúng, 2 chai rượu.

* Cúng T.

Lễ: 1 cơi trầu rượu, 1 đĩa oản bột, 1 đĩa oản gạo, 1 đĩa xôi, 1 đĩa muối vừng, 1 đĩa đậu phụ mộc, 1 đĩa quả.

* Cúng Phát tấu.

Lễ: 1 mâm xôi, 1 lễ mặn to, 1 chai rượu, 1 cơi trầu cau chẽ 5 quả, 1 đĩa quả, 1 đĩa oản bột, 1 đĩa oản gạo, 5 bát cơm lồng (trứng, đũa bông), 5 chiếc gương, 5 chiếc lược, 5 con Dao, 5 cái kéo, 5 chiếc quạt giấy, 5 bao thuốc lá, 5 hộp Chè, 5 hộp Kem + bàn Chải đánh Răng, 5 gói thuốc lào, 5 chiếc bật lửa, 5 chiếc khăn mặt, 5 bánh xà phòng, 5 chiếc bút lông, 5 bánh mực tàu, 5 gói kẹo, 20 mét vải trắng, 5 quyển sổ, 5 chiếc ô vải (Loại to), 5 đôi Dép nhựa Nam, 5 chiếc chậu Thau, bát vị thang, 1 đĩa gừng lát mỏng có muối, 1 khăn Mặt xấp nước.

Bát vị thang

1 miếng Bạch Đàn, 5 lá Hoắc Hương, 1 gam Quế Quan, l gam Xuyên Khung, 1 chén Mật Ong, 1 gói Đỗ Xanh đãi vỏ, 5 nụ Đinh Hương, 5 lát Gừng Tươi.

– Cách làm: Cho tất cả những vị thuốc vào sắc lấy nước, sau bỏ đỗ xanh vào đun nhừ mới cho Mật Ong và 1 thìa Đường vào đun sôi múc vào 5 chiếc Bát có nắp đậy kín dâng lên đàn Phát Tấu.

Nghỉ hết ngày.

Ngày hôm th hai.

* Cúng Tiếp linh.

Lễ: 2 cơi trầu ruợu, 2 đĩa xôi, 1 lễ mặn, 2 đĩa oản hột, 2 đĩa hoa

* Cúng Phật.

Lễ : 20 phẩm oản gạo, 3 mâm xôi chè, Hoa Quả, Oản Bột, (Xôi Thịt Trầu Rượu dâng các ban thờ Thánh).

* Lục vị Trà.

5 gam Cam Thảo, 20 quả Táo Tầu, 1 miếng Bạch Đàn, 1 gói Trè Búp, 1 gam Quế Quan, 1 gam Trầm Hương.

Cách làm: Cho tấi cả vào sắc lấy nước dót vào chuyên chén mới dâng lên tuần cúng Phật.

* 11h Cúng chúc thực.

Lễ: 2 mâm cơm cúng, 2 cơi trầu têm, 2 khay nước trà cúng, 2 chai rượu.

Nghỉ trưa.

*Triu linh.

Lễ: 2 đĩa oản bột, 2 đĩa oản gạo, hương hoa.

Hoá Y ( Đốt Mã ).

Lễ: 1 cơi trâu rượu, 1 đĩa xôi, 1 lễ mặn to, 1 đĩa oản bột, 1 nải quả, 1 đĩa quả, 1 đĩa hoa.

* Phóng sinh.

-Lễ: 1 đĩa xôi to, 1 lễ mặn to, 1 chai rượu, 1 cơi trầu cau chẽ, l đĩa quả, 1 đĩa Oản bột, 1 đĩa Oản Gạo.

Chim, cá, trạch, cua, ốc, hến.v.v.v ( đại loại là mua những thứ mà nó sắp bị con người sát hại về thả ra kéo dài sự sống cho nó để mình cầu phúc)

* Thỉnh xá.

– Lễ: 1 đĩa xôi to, 1 lễ mặn to, 1 chai rượu, 1 cơi trầu cau chẽ, l đĩa quả, 1 đĩa Oản bột, 1 đĩa Oản Gạo.

* Phóng xá.

* Bầy Đàn Ngũ Phương phá Ngục.

Chuẩn bị: 5 chiếc Bàn và Khăn trải, 5 đĩa oản Bột 5 màu (Xanh, Đỏ, Trắng, Tím, Vàng mỗi đĩa 5 phẩm), 5 Lọ Hoa (5 màu), 5 nải chuối, 10 đĩa quả, 5 đĩa hoa (5 màu)

* 18h cúng khai phương.

Lễ: 5 đĩa oản Gạo, 5 đĩa quả, 5 Lễ Mặn (Xôi, Thịt, Trầu, Rượu)

5 đĩa Gạo To.

* Phá ngọc.

Lễ: 1 cơi trâu rựơu, 1 đĩa xôi, 1 lễ mặn to, 1 đĩa oản bột, 1 nải quả, 1 đĩa quả, 1 đĩa hoa.

Nghỉ tối.

* Sao đàn phá Ngục.

Lễ: Chuẩn bị tiền lẻ khi chạy Đàn qua cửa nào thì dải tiền vào Gạo ở cửa ấy

Nghỉ hết ngày.

Nghỉ hôm thứ 3.

Buổi sáng.

* Quy âm tụng Kinh (Thủy Sám, Di Đà, Dược Sư)

Lễ: Tiền, gạo, nến

* Bầy đàn dược sư hội.

Lễ: 1 đĩa cam, l đĩa táo, 7 chai nước lọc, 1 đĩa oản bột, 9 ngọn

Nến, 7 chiếc Quạt Giấy, 7 chiếc Khăn Mặt, 7 bánh Xà Phòng.

Buổi chiều

* Cúng Đàn Tam Phủ.

* Lễ: 1 đĩa xôi to (tam Sinh gồm 1 thủ Lợn, 1 con Gà, 1 con Gan) 1 chai rượu, 1 cơi trầu cau chẽ, 2 đĩa quả, 2 đĩa Oản bột, 2 đĩa Oản Gạo, 1 lễ mặn nhỏ (Xôi, Thịt, Trầu, Rượu) 3 quả Trứng sống, 2 mét vải Trắng, 2 mét vải Xanh, 2 mét vải Vàng,

Bầy Đàn Kết.

Chuẩn bị: 1 cuộn giây cấy, 1 hộp Hồ, 10 tờ Giấy ngũ sắc, 1 con Dao, 1 chiếc Kéo, 1 chậu Thau Nhuôm, 1 cuộn chỉ Trắng, 1 chiếc Kim.

* Sao đàn hành khoa Giải Kết.

Lễ: 1 cơi trầu rượu, 1 đĩa xôi, 1 lễ mặn to, 1 đĩa oản bột, 1 nải quả, 1 đĩa quả, 1 đĩa hoa, 1 bát Cháo, 1 đĩa Nẻ, 1 đãi Gạo, 1 đĩa Muối.

Hp Đồng Từ.

Hồi Linh an vi.

Bầy đàn mông sơn thí thực .

Lễ: 1 mâm xôi, 1 xoong quân dụng cháo hoa, 1 lễ mặn to, 2 nia quần áo, giấy tiền, 1 chai rượu, 1 cơi trầu cau trẽ 5 quả, 2 hộp chè búp, 2 phẩm oản bột, 4 cuộn băng dính nhỏ, 2 lọ hoa, 10 tờ giấy 5 màu, Oản quả khoảng 5 lễ, 2 nia quả các loại, bánh đa, bánh mỳ, mía v.v.v, (Nên sắm càng nhiều thì càng tốt)

Cúng khoa Phóng Đăng. (Nếu Chùa có Hồ hoặc gần Sông thì cúng khoa này)

– Lễ: 1 đĩa xôi to, 1 lễ mặn to, 1 chai rượu, 1 cơi trầu cau chẽ, l đĩa quả, 1 đĩa Oản bột, 1 đĩa Oản Gạo. 50 chiếc Bát Nhựa gắn nến hoặc mua cốc Nến nhỏ đặt vào

18h Cúng Mọng Sơn thí Thực.

Hoàn tất.

Nếu bạn muốn có một lễ vật vừa sang trọng vừa ý nghĩa có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Xem thêm: Cúng mùng 9 đầu năm gồm những gì?

cúng phả độ gia tiên

Trong những vật lễ dâng cúng lễ phả độ gia tiên, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

cúng phả độ gia tiên
Oản Ngọc mang trọn vẹn ý nghĩa tâm linh thành tâm dâng bái
cúng ông bà tổ tiên
Sản phẩm được thiết kế và hoàn thiện do những nghệ nhân lành nghề và am hiểu tâm linh tại Oản Cô Tâm

Bài khấn cúng phả độ gia tiên

Con xin lậy Trời, lậy phật, lậy vua, lậy mẫu, lậy trầu, lậy các quan, các quan thần linh bản địa, thần hoàng bản thổ, thần công thổ địa, thần tài, thần quân táo công, các chư vị thần linh đang cai quản nơi này ! Xin các ngài cho phép và Xin kính thỉnh: các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các vong linh, hương hồn, các cô bé đỏ của dòng họ … Các vong linh, hương hồn đang lẩn quất quanh đây. Cùng chúng con đến …. (Tên chùa) ở tại … (Địa chỉ chùa) vào ngày, tháng, năm để dự lễ “Phả độ gia tiên” do chúng con tổ chức lập đàn tại chùa. Xin kính thỉnh !!!!!

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật