Đối với nhiều đối tượng người lao động đã nộp hồ sơ, thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 lần đều nắm rõ điều kiện và cách giải quyết của loại trợ cấp này. Vậy nếu sang lần thất nghiệp thứ hai, thì người lao động trong trường hợp này phải thực hiện các thủ tục gì?
Hồ sơ ra sao, các mức hưởng trợ cấp thất nghiệp khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2 này có bị thấp hơn mức hưởng ở lần trợ cấp thứ nhất không?
Bạn đang xem: Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ nêu rõ về thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai để bạn đọc nắm rõ.
1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
Đối với điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 2, người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng phải đáp ứng đủ các yêu cầu do luật quy định tại điều 49 Luật Việc làm năm 2013:
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng hoặc 36 tháng (tùy trường hợp) trước khi chấm dứt hợp đồng;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập từ 12 tháng trở lên; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù…
Khi đã đáp ứng đủ và đồng thời các điều kiện nêu trên, người lao động sẽ được xem xét và giải quyết nếu có hồ sơ gửi đến Trung tâm dịch vụ việc làm gần nhất nơi cư trú. Không có sự phân biệt giữa điều kiện hưởng của lần nhận trợ cấp thất nghiệp thứ nhất hay thứ hai.
2. Tính thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2
Người lao động nếu hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai cần lưu ý về cách tính thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện theo luật quy định. Theo điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về thời gian để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
Vậy đối với các trường hợp người lao động bị tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó hoặc không còn tháng được bảo lưu thì thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần 2 sẽ bắt đầu tính thời gian tham gia hưởng trợ cấp thất nghiệp lại từ đầu.
Còn nếu người lao động đã hưởng xong trợ cấp thất nghiệp từ lần trước mà có tháng lẻ đóng BHTN được bảo lưu hoặc đang hưởng trợ cấp mà bị tạm dừng, chấm dứt hưởng nhưng thuộc trường hợp được bảo lưu thì số tháng lẻ được bảo lưu đó sẽ được tính vào những tháng đóng BHTN để tiến hành hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 2.
Ví dụ: Chị C đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm 3 tháng và đủ điều kiện để giải quyết thất nghiệp lần 1. Chị được giải quyết 5 tháng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu 3 tháng lẻ. Sau đó chị đang hưởng đến tháng thứ 4 thì chị tìm được việc làm và lên thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm để bảo lưu thời gian hưởng. Do đó tổng thời gian chị được bảo lưu là 2 tháng trợ cấp thất nghiệp chưa hưởng và 3 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, tương đương với 2 năm đóng + 3 tháng bảo lưu từ trước là 2 năm 3 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Xem thêm : Tin Công nghệ
Theo quy định tại khoản 2 điều 50 Luật Việc làm năm 2013 đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng đến 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, đóng thêm 12 tháng nữa thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp. Thời gian tối đa được hưởng là 12 tháng tương ứng với 12 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với thời gian lẻ chưa đủ để hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động sẽ được bảo lưu và cộng dồn cho đợt hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần sau nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần hai
Đối với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cũng không có gì thay đổi so với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính hưởng với công thức như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
=
Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp
x
60%
Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định.
Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
Ví dụ anh Đ làm việc cho một công ty tại quận Đống Đa, Hà Nội và chấm dứt hợp đồng lao động đến tháng 10/2020 với mức lương bình quân các tháng cuối đóng bảo hiểm thất nghiệp là 17 triệu. Khi đó mức trợ cấp thất nghiệp của anh là 17 triệu * 60% = 10 triệu 200 nghìn/ tháng (thỏa mãn điều kiện thấp hơn 5 lần mức lương tối thiểu vùng ở quận Đống Đa là 4.729.400 đồng x 5 = 23.647.000 đồng vì công việc của a Đ yêu cầu phải qua học nghề)
4. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 2
Hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần hai
Xem thêm : Mức phạt khi tự ý thay đổi đặc tính của xe
Theo quy định tại Điều 26 nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thông thường đơn này người lao động có thể lấy mẫu tại trung tâm giới thiệu việc làm.
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc và đã được chốt thời gian tham gia trong sổ BHXH)
Ngoài ra khi nộp hồ sơ người lao động cần nộp kèm theo bản sao chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước.
5. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần hai
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ để hưởng khoản trợ cấp này người lao động sẽ phải nộp trong vòng 90 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động lên Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập nơi người đó muốn hưởng trợ cấp.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ bạn sẽ được nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh đó, tối đa trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn sẽ được nhận tiền trợ cấp tháng đầu tiên. Do đó, tối đa trong 25 ngày làm việc kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm nhận đủ hồ sơ bạn sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
Đối với các tháng sau này bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải lên Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo tìm kiếm việc làm theo giấy hẹn. Nếu có việc làm phải khai báo cho Trung tâm dịch vụ việc làm để chấm dứt không hưởng trợ cấp nữa.
6. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội 2014;
- Luật việc làm 2013;
- Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng hướng dẫn Luật việc làm và bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là các vấn đề pháp lý cũng như các lưu ý cần thiết mà người lao động phải nắm được khi đi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệplần hai.
Nếu còn bất kỳ vấn đề gì chưa rõ hoặc thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ giải đáp.
Trân trọng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp