Hỏi:
- Quốc gia nào có nhiều múi giờ nhất?
- Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó
- Luộc trứng vịt lộn bao nhiêu phút thì chín? Cách luộc trứng vịt lộn chín ngon
- 10 Homestay Vũng Tàu nguyên căn cho nhóm 10-15-20-25-30-40-50 người
- Thực đơn giảm cân của Blackpink và 3 nguyên tắc cần nhớ
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tính từ ngày nào?
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tính từ ngày lập biên bản hay từ ngày có quyết định xử phạt hay ngày vi phạm? Lãi chậm nộp phạt sẽ tính từ ngày nào ạ? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông được quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:
Xem thêm : Tiền án, tiền sự là gì? Phân biệt tiền án, tiền sự
“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật”
Như vậy Thời hạn nộp vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn của quyết định.
Lãi chậm nộp phạt sẽ tính từ ngày nào?
Hiện nay, nếu quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, tổ chức, cá nhân không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Đồng thời, căn cứ Thông tư 153/2013/TT-BTC sửa đổi bổ sung tại Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 105/2014/TT-BTC cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Xem thêm : 2008 năm nay bao nhiêu tuổi và học lớp 1, 6, 8, 12 năm nào?
Theo đó: Tiền nộp phạt = Tiền phạt chưa nộp + (Tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)
Và nếu người vi phạm không chịu nộp phạt, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP gồm:
– Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập;
– Khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng;
– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
– Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp