Những cuộc vui bên gia đình, bạn bè ngày Tết sẽ khó tránh khỏi lời mời uống rượu bia, chúc tụng. Tuy nhiên, đã uống rượu, bia thì không lái xe, bởi điều khiển phương tiện lúc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và sẽ bị xử phạt.
Hiện nay, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy đã ở mức rất cao. Không chỉ vậy, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe (GPLX), theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021-NĐ-CP), cụ thể như sau:
Bạn đang xem: Thông tin và quy định về xử phạt nồng độ cồn năm 2023 mà lái xe cần biết
Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp
– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 80.000 đồng cho đến 100.000 đồng (Điểm q Khoản 1 Điều 8).
– Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 300.000 đồng cho đến 400.000 đồng (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Xem thêm : Cách bôi đen trong Word thao tác cực nhanh chóng
– Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm c Khoản 4 Điều 8).
Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy
– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6); tước GPLX từ 10 – 12 tháng (Điểm d Khoản 10 Điều 6).
– Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/1 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6); tước GPLX từ 16 – 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 6).
– Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6); tước GPLX từ 22 – 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6).
Xem thêm : Sinh trưởng ở thực vật là?
Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô
– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 5); tước GPLX từ 10 – 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5).
– Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5); tước GPLX từ 16 – 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5).
– Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5); tước GPLX từ 22 – 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp