Lò xo nén có lẽ là một trong những sản phẩm thông dụng nhất mà ai cũng biết qua. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các thông số kỹ thuật của một lò xo nén tiêu chuẩn. Bên dưới là hình minh họa của một chiếc lò xo nén tiêu chuẩn
Thông số kỹ thuật lò xo nén
Bạn đang xem: Thông số kỹ thuật của lò xo nén
d (Đường kính dây): Tham số này cho biết đường kính của dây kim loại được dùng để làm lò xo.
S (trục): Tham số này tương ứng với đường kính tối đa của trục có thể được đưa vào trong lò xo. Dung sai của tham số này là +/- 2% (chỉ dẫn).
Di (Đường kính trong): Đường kính trong của lò xo được tính bằng cách lấy đường kính ngoài của nó trừ đi hai lần đường kính dây. Dung sai khoảng +/-2% (chỉ dẫn).
De (Đường kính ngoài): Đường kính ngoài của một lò xo bằng đường kính trong cộng với hai lần đường kính dây. Dung sai khoảng +/- 2%.
H (Lỗ): Đây là đường kính tối thiểu của lỗ trong đó lò xo có thể hoạt động được. Dung sai đối với tham số này là +/- 2 % (chỉ dẫn).
Xem thêm : 1 Gói mì có bao nhiêu calo? Mì tôm ăn có gây béo không? Cách ăn mì không lo tăng cân
P (Bước): khoảng cách trung bình giữa hai vòng xoắn hoạt động liên tiếp của một lò xo.
Lc (chiều dài khi bị nén tối đa): Chiều dài tối đa của lò xo sau khi bị nén hoàn toàn. Tham số này được thể hiện ở hình vẽ bên phải. Dung sai của tham số này là +/- 15 % (chỉ dẫn).
Ln (chiều dài cho phép) : Chiều dài tối đa cho phép của lò xo dưới tác động của tải làm việc. Nếu độ dịch chuyển quá lớn, lò xo có nguy cơ bị biến dạng (biến dạng không thể phục hồi do lực tác động). Trong đa số các trường hợp, mối nguy hiểm của lò xo bị biến dạng không tồn tại. Trong trường hợp này Ln = Lc + Sa với Sa là tổng khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa cách vòng xoắn hoạt động.
L0 (Chiều dài tự nhiên): Chiều dài tự nhiên của lò xo là chiều dài khi lò xo ở trạng thái không bị nén, sau lần nén đầu tiên. Dung sai khoảng +/- 2% (chỉ dẫn).
Số vòng xoắn: Tổng số vòng xoắn của lò xo (lò xo trong hình trên có 6 vòng xoắn). Để tính số vòng xoắn hoạt động, ta lấy tổng số vòng xoắn trừ đi hai vòng xoắn ở hai đầu mút của lò xo.
R (Hệ số độ cứng): Thông số này thể hiện khả năng chịu nén của lò xo khi làm việc. Đơn vị tính : 1 DaN/mm = 10 N/mm. Dung sai khoảng +/- 15% (chỉ dẫn).
L1 & F1 (Chiều dài lò xo ứng với tải trọng F): Tải trọng F1 ứng với chiều dài L1 có thể tính từ công thức sau : F1 = (L0-L1) * R, từ đó suy ra chiều dài L1 : L1 = L0 – F1/R.
Mài: xác định rằng đầu mút lò xo có được mài hay không.
Xem thêm : Nước ép cà chua để qua đêm có sử dụng được hay không?
Vật liệu làm lò xo
A (Dây piano): Thép theo tiêu chuẩn EN 10270-1 loại SH.
I (Thép Inox): Thép Inox 18/8 theo tiêu chuẩn Z10 CN 18.09.
N (Dây bọc Zn): Dây thép mạ kẽm chuyên cho sản xuất lò xo.
Đặc tính
Đầu mút:Tất cả các lò xo nén đều có đầu mút kín ngoại trừ lò xo có chiều dài 360mm.
Hệ số độ cứng: Dung sai cho độ cứng của lò xo khoảng +/- 15% (chỉ dẫn).
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về lò xo nén chất lượng, vui lòng liên hệ chuyên viên bán hàng của Innsotech theo hotline 0938 333 755 hoặc email theo địa chỉ sales@innsotech.com.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp