Intracom Group

Công suất 1 trụ điện gió phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính là tốc độ gió, tốc độ gió càng lớn và ổn định, công suất sản xuất điện năng của trụ điện gió lại càng tối ưu. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng công suất tối đa thường đạt được ở một ngưỡng tốc độ gió cụ thể theo thiết kế, và khi tốc độ gió vượt qua ngưỡng này, công suất có thể bị giảm xuống để bảo vệ hệ thống trụ điện.

Cấu tạo của trụ điện gió

Trụ điện gió (hay còn gọi là cột hoặc tháp gió) là nơi sản xuất năng lượng điện từ sức mạnh của gió, là một công trình phức tạp bao gồm nhiều thành phần lắp ráp lại với nhau để chuyển đổi năng lượng gió thành điện năng:

  • Tháp/Cột trụ (Tower): Đây là phần có chức năng chống đỡ, chịu trọng lực và giữ cánh quạt ở độ cao có tốc độ gió mạnh. Phần cột trụ thường được thiết kế với chất liệt thép hay các vật liệu composite để tạo độ chắc chắn cho trụ điện gió.
  • Cánh quạt (Blades): Các cánh quạt của trụ điện gió với góc nghiêng đã được nghiên cứu để đón lực gió và chuyển động quay. Cánh thường được sản xuất với loại vật liệu composite nhẹ để cân bằng giữa trọng lượng và độ cứng.
  • Bộ chuyền động (Drivetrain): Được thiết kế để chuyển đổi chuyển động quay của cánh quạt thành chuyển động quay tại một cấu tạo khác là trục động cơ. Bộ phận này thường bao gồm hộp số để có thể điều chỉnh phù hợp theo tốc độ quay của cánh quạt.
  • Động cơ (Generator): Động cơ hay máy phát điện có chức năng sử dụng chuyển động quay từ cánh quạt để tạo ra năng lượng điện. Điện áp và tần số của năng lượng điện được tạo ra thường được điều chỉnh để phù hợp hơn với mạng lưới điện.
  • Hệ thống kiểm soát (Control System): Hệ thống này có chức năng kiểm soát điều khiển hoạt động của trụ điện gió dựa trên tốc độ gió, hiệu suất và các thông số hoạt động khác. Hệ thống này có thể điều chỉnh hướng quay của trụ điện và điều khiển tốc độ quay của cánh quạt.
  • Nền móng (fundamental): Bất cứ công trình nào cũng cần đến nền móng, nhất là với những công trình có kích thước lớn như trụ điện gió. Nền móng sẽ giúp giữ cho trụ điện gió đứng vững chắc. Tùy vào các điều kiện địa hình và địa chất khác nhau mà nền móng được xây dựng một cách phù hợp.
  • Hệ thống kiểm soát an toàn: Để đảm bảo trụ điện hoạt động an toàn, các trụ điện gió được trang bị một hệ thống kiểm soát an toàn, bao gồm cơ chế tự động ngừng hoạt động khi tốc độ gió quá cao hoặc khi có sự cố.

Tùy thuộc vào kích thước, thông số kĩ thuật trụ điện gió, thiết kế và loại trụ điện gió, cấu tạo và các bộ phận có thể có những thay đổi để phù hợp hơn với việc khai thác năng lượng gió khi vận hành.

Công suất 1 trụ điện gió là bao nhiêu?

Trên thế giới, từ những ngày đầu tiên, mỗi tháp điện gió (hay trụ điện gió) chỉ có công suất khoảng 50-100 kW. Đến những năm 1990, công suất của các trụ điện gió được tăng lên khoảng 300-500 kW. Vào đầu thế kỉ 21, các trụ điện gió có công suất thiết kế đạt 1,5-3,5 MW. Đến nay, nhiều turbin gió được lắp đặt có công suất thiết kế đạt 9,5-10 MW. Trụ điện gió có công suất lớn nhất thế giới là turbin ngoài khơi Haliade-X có công suất ban đầu là 12 MW, mỗi vòng quay của cánh quạt Haliade-X có thể cung cấp điện cho 1 hộ gia đình trong 2 ngày. Đến nay, turbin này đã được nâng cấp lên 14 MW.

Tại Việt Nam, các dự án điện gió có trụ điện công suất sản xuất trung bình khoảng 2,5 – 3,5 MW. Trụ điện gió có công suất lớn nhất tại Việt Nam thuộc về Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam, được đặt tại tỉnh Ninh Thuận.

Công suất 1 trụ điện gió là cơ sở để doanh nghiệp, các nhà đầu tư đánh giá về khả năng sinh lời của dự án điện gió. Nâng cao công xuất của 1 trụ điện gió sẽ giúp tối ưu được nhiều chi phí khác nhau, từ sản xuất, vận chuyển đến vận hành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Sự tiến bộ trong công nghệ thiết kế trụ điện gió và những nghiên cứu phát triển không ngừng đang tiếp tục nâng cao công suất và hiệu suất sản xuất điện, giúp tối ưu hóa việc khai thác năng lượng gió.

Trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại, công suất của các trụ điện gió sẽ ngày càng được cải tiến và tối ưu hơn nữa, nhằm khai thác triệt để nguồn năng lượng gió trên mỗi một trụ điện được lắp đặt.

Việc nguyên cứu phát triển công suất không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, quốc gia nào, nâng cao chất lượng các trụ điện gió sẽ đóng góp vào mục tiêu toàn cầu về chuyển đổi hoàn toàn nguồn sản xuất điện sang năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét cẩn thận các yếu tố về môi trường, kỹ thuật và kinh tế để có thể đảm bảo rằng việc gia tăng công suất diễn ra một cách bền vững và hiệu quả.