Thóp ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi khác là cửa đỉnh đầu. Đây là phần trước đầu có vị trí nằm ở nút giao giữa các xương sọ. Phần này được hình thành từ các xương hộp sọ đứng sát nhau. Khi trẻ sinh ra, phần đầu sẽ có tổng 6 thóp nhưng người ta chia thành 2 thóp chính đó là: thóp trước và thóp sau.
Có 2 thóp chính ở trẻ sơ sinh
Trong quá trình trẻ trưởng thành, kích thước não bộ dần tăng lên khiến thóp dần đóng lại. Thời gian đóng của mỗi loại thóp là khác nhau. Cụ thể:
- Thóp trước: xuất hiện trong khoảng thời gian bé được hai tuần tuổi kéo dài tới tháng thứ 3. Thóp trước khá bằng phẳng và hơi trũng giữa và sẽ đóng lại khi bé đạt từ 14 đến 19 tháng tuổi. Tuy nhiên, thóp có thể đóng khi trẻ được 4 tháng tuổi kéo dài đến 26 tháng.
- Thóp sau: có kích thước nhỏ hơn thóp trước, có động thái đóng lại ngay khi bé sinh ra. Thóp này chỉ tương đương bằng đầu ngón tay người và sẽ khép kín hoàn toàn khi bé đạt 4 tháng tuổi.
Nhìn chung, các thóp sẽ đóng hoàn toàn khi bé bước vào giai đoạn 14 tháng tuổi. Nếu thóp ở trẻ sơ sinh đóng quá sớm có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến bé như là: biến dạng đầu, tăng áp lực nội sọ,… Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi khám để kịp thời phát hiện ra sự phát triển bất bình thường.
2. Chức năng của thóp ở trẻ sơ sinh
Thóp ở trẻ sơ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với não bộ của bé.
- Thóp giúp bảo vệ não bộ của bé ngay khi lọt lòng. Bộ phận này hoạt động phập phồng liên tục như một lớp đệm làm hạn chế các tác động trực tiếp đến vùng đầu.
- Cha mẹ có thể trực tiếp gội rửa vùng đầu cho bé bởi thóp đã được màng xơ bao bọc.
- Thóp tạo nên bởi các khoảng trống xương sọ não nên có độ đàn hồi, không tạo ra áp lực quá lớn, giúp hạn chế được tình trạng chảy máu trong não, mắt.
Thóp có chức năng quan trọng đối với não bộ của trẻ
3. Thóp trẻ sơ sinh như thế nào là bất thường?
Xem thêm : Cách làm mềm bánh tráng phơi sương đậm đà hương vị Tây Ninh cực dễ, ai cũng thực hiện được
Thóp ở trẻ sơ sinh phập phồng là tình trạng thường thấy nhưng cũng có thể là một dấu hiệu bất thường. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ, mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu bé xuất hiện những biểu hiện sau:
- Thóp ở trẻ sơ sinh trũng xuống
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bé bị thiếu dưỡng chất trầm trọng, không hấp thụ được đầy của canxi vào cơ thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
- Kích thước thóp ở trẻ sơ sinh quá rộng
Thóp quá rộng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của trẻ, đặc biệt với đối tượng còi xương. Bởi vì khi đó, phần não bên trong dễ bị tác động hơn.
- Kích thước thóp ở trẻ sơ sinh quá nhỏ
Tương tự như trên, khi thóp quá nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của bé. Trong trường hợp này rất có thể bé bị mắc dị tật khác như chỏm đầu thu hẹp.
- Thời gian đóng thóp muộn
Đây là tình trạng đáng báo động bởi nếu quá trình đóng thóp diễn ra không đúng thời gian có thể do chức năng hoạt động của tuyến giáp kém hiệu quả. Hầu hết trường hợp trên đều được phát hiện ở trẻ có nền suy dinh dưỡng, còi xương,…
- Thời gian đóng thóp sớm
Nếu gặp phải tình trạng này, rất có thể trẻ đã mắc các bệnh bẩm sinh liên quan tới não hay các vùng xương đầu cốt hoá sớm. Ngoài ra, thóp đóng sớm có thể làm cản trở quá trình phát triển của não cũng như sự phát triển toàn diện của bé.
4. Hiện tượng thóp bị phập phồng do đâu?
Hiện tượng thóp bị phập phồng được giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Cụ thể:
Do cấu tạo
Cấu tạo não bé chưa hoàn thiện là một trong số nguyên nhân dẫn đến thóp phập phồng. Tại thời điểm đó, não chưa được lấp kín bởi xương nên vẫn còn chứa các chất dịch nhầy.
Tuy nhiên thóp bị phập phồng trong giai đoạn đó cũng là cơ chế có vai trò giảm nhẹ các tác động đến đầu của trẻ. Trong trường hợp này, đây là hiện tượng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy khi chạm tay, xoa đầu trẻ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thóp phập phồng ở trẻ
Ngoài ra, thóp phập phồng còn do bẩm sinh. Cụ thể là tình trạng thóp trẻ bị rộng. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý trường hợp này bởi rất có thể con em mình đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết não, các bệnh liên quan đến sự phát triển của xương,…
Do áp lực sọ
Áp lực sọ quá lớn ức chế sự phát triển của các xương liên quan cũng dẫn đến thóp ở trẻ sơ sinh phập phồng. Bên cạnh đó, thóp có thể bị lõm hẳn vào trong nếu bé bị mất nước và nôn nhiều. Trong trường hợp này, mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của con, bổ sung cho con các dưỡng chất cần thiết như Vitamin D và Canxi.
Cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho trẻ
Các bậc phụ huynh cần trang bị thêm kiến thức để chăm sóc con đúng cách.
- Mẹ nên dùng dầu để giữ ấm cho con, đưa trẻ đi thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng bệnh.
- Hãy cho bé tắm nắng thường xuyên để bé có đủ lượng vitamin D cần thiết, chống còi xương. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ tắm nắng trong khung giờ sáng sớm, tránh tuyệt đối khung từ 10-2h chiều.
- Đặc biệt, thóp ở trẻ sơ sinh rất nhạy cảm do đó quá trình vệ sinh phải diễn ra thật nhẹ nhàng, không để các vật sắc nhọn gần thóp trẻ.
- Lưu ý, không nên cho bé ăn dặm khi chưa đủ tuổi, các bữa ăn dặm cần tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng.
Thóp trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng trong những năm tháng phát triển đầu đời của bé. Nếu thấy hiện tượng bất thường xảy ra tại vùng này, cha mẹ có thể đưa con đến Chuyên khoa nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp chăm sóc đúng cách. Để được tư vấn và đặt lịch cụ thể, các bậc phụ huynh có thể liên hệ qua số hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp