Thời gian làm việc của công an phường, xã năm 2023
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thời gian làm việc của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, thông thường cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng giống như người lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân có thời gian làm việc 8h/ngày và không quá 40h/một tuần.
Hiện nay, giờ hành chính ở hầu hết các cơ quan nhà nước được thực hiện như sau:
Bạn đang xem: Công an xã có làm việc thứ 7 không? Quyền hạn, nhiệm vụ thế nào?
– Thời gian trong tuần là từ thứ 2 đến thứ 6. Đối với những cơ quan nhà nước thường xuyên giải quyết các dịch vụ hành chính công thì thường bộ phận một cửa sẽ tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả đến sáng Thứ 7.
– Thời gian làm việc trong ngày:
+ Buổi sáng: 8h đến 12h;
+ Buổi chiều:13h30 đến 17h30.
Do chưa có quy định cụ thể nên thời gian kể trên có thể chênh lệch sớm hơn hoặc muộn hơn tùy vào đặc điểm của cơ quan đó, hoặc có sự khác nhau giữa các vùng miền và địa phương.
Vì vậy, thời gian làm việc giờ hành chính của công an xã phường cũng giống như biểu thời gian trên và cũng tùy thuộc vào mỗi đơn vị và mỗi địa phương.
Công an xã có làm việc thứ 7 không?
Xem thêm : TẠI SAO NGƯỜI NHẬT KHÔNG NGỦ TRƯA?
Hiện nay, công an cấp xã được phân công thực hiện khá nhiều thủ tục hành chính. Như đã phân tích ở trên, thông thường đối với những bộ phận cơ quan nhà nước thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính với công dân sẽ làm việc đến hết sáng thứ bảy.
Tùy thuộc vào tính chất công việc, khối lượng công việc mà cơ quan công an cấp xã có thể sẽ làm việc hết sáng Thứ 7. Công dân muốn đến làm việc thì có thể liên hệ qua điện thoại hỏi thời gian làm việc cụ thể để tránh lãng phí thời gian (trừ các trường khẩn cấp).
Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã mới nhất
Công an xã là lực lượng thuộc hệ thống Công an nhân dân (theo Luật Công an nhân dân 2018). Hiện nay, nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã được quy định tại Pháp lệnh số 06/2008/PL-UBTVQH12 về Công an nhân dân và Thông tư 12/2010/TT-BCA. Trong đó, Công an xã có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Nắm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã và kịp thời đề xuất các cấp có thẩm quyền kế hoạch biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và tiến hành thực thi;
– Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội; thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
– Tham mưu cho UBND cấp xã và tổ chức thực hiện việc quản lý, giáo dục các đối tượng bị quản chế, cải tạo không giam giữ và người được hưởng án treo trên địa bàn; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người đã chấp hành xong phạt tù nhưng thuộc diện phải quản lý;
– Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác để phát hiện, đấu tranh phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội;
– Tổ chức và thực hiện việc thi hành pháp luật về cư trú, giấy tờ chứng thực cá nhân; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường; kiểm soát việc kinh doanh của các tổ chức cá nhân kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định;
– Theo thẩm quyền của mình tiến hành tiếp nhận và xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn, trật tự xã hội; kiểm tra người và giấy tờ đồ vật của vi phạm pháp luật bị bắt quả tang; thực hiện lập hồ sơ ban đầu và tiến hành lấy lời khai, thu thập và bảo vệ hiện trường, chứng cứ của việc được xảy và bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
Xem thêm : Con sông nào dài nhất Châu Âu?
– Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người bị truy nã, truy bắt đối tượng lẩn trốn trên địa bàn và dẫn giải người bị bắt lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền;
– Thực hiện xử phạt hành chính hoặc lập hồ sơ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật;
– Có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phối hợp cung cấp thông tin hoặc thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội;
– Có quyền được huy động phương tiện của tổ chức cá nhân trong quá trình cứu nạn, cứu hộ hoặc truy bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm;
– Được sử dụng công cụ hỗ trợ, vũ khí và các biện pháp nghiệp vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
– Tham gia thực hiện việc tuyển sinh, tuyển dụng nhân lực vào lực lượng công an; tích thực rèn luyện, diễn tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; tham gia xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh;
– Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề Công an xã có làm việc thứ 7 không? Để được tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 19006199 để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp