NHỮNG LƯU Ý VỀ THANH TOÁN NỢ KHI DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN

Thanh toán nợ là một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục phá sản. Theo đó, pháp luật điều chỉnh một số phạm vi liên quan đến tài sản thanh toán, thứ tự ưu tiên thanh toán nợ của doanh nghiệp và những nội dung khác liên quan đến phạm vi thanh toán nợ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những lưu ý đối với doanh nghiệp liên quan đến thủ tục thanh toán nợ khi phá sản doanh nghiệp.

I. Tìm hiểu về thanh toán nợ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản

1. Cơ sở pháp lý

Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thanh toán nợ khi phá sản và những nội dung liên quan đến tuyên bố phá sản của doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản 2014

2. Phá sản là gì?

Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản 2014.

Phá sản là gìTheo đó, định nghĩa phá sản được quy định tại khoản 2 Điều 4 là tình trạng phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

3. Tài sản của doanh nghiệp dùng để thanh toán khi phá sản

Tài sản được dùng để thanh toán khi doanh nghiệp phá sản là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, căn cứ Điều 64 Luật Phá sản 2014 quy định các loại tài sản của doanh nghiệp, bao gồm:

Tài sản của doanh nghiệp dùng để thanh toán khi phá sản

  • Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;
  • Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
  • Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
  • Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
  • Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.

II. Quy định pháp luật về thanh toán nợ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản

1. Thứ tự tài sản ưu tiên thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014, các tài sản của doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán khi doanh nghiệp phá sản được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

  1. Chi phí phá sản
  2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể
  3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  4. Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, khoản nợ không có đảm bảo phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản đảm bảo không đủ thanh toán nợ.

Thứ tự tài sản ưu tiên thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản

Tóm lại, thứ tự các tài sản được phân chia theo thứ tự ưu tiên đối với thủ tục tuyên bố phá sản, nghĩa vụ với người lao động, các khoản nợ và nghĩa vụ với nhà nước.

2. Thứ tự nhận lại tài sản còn lại sau khi thanh toán

Theo khoản 2 Điều 54 Luật Phá sản 2014, sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nghĩa vụ theo quy định, phần giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp thuộc về những đối tượng sau:

  • Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần
  • Thành viên của công ty hợp danh

Vậy nên, giá trị các tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ thuộc về chủ sở hữu, thành viên, cổ đông,…của từng loại hình doanh nghiệp.

III. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến thanh toán nợ

1. Trường hợp nào khi doanh nghiệp phá sản sẽ không cần quyết toán trả nợ?

Các trường hợp doanh nghiệp phá sản không cần phải quyết toán trả nợ theo quy định của pháp luật bao gồm:

  • Đối với khoản nợ với người lao động: bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; Hoặc người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

2. Khi phá sản doanh nghiệp nào phải trả hết nợ lương cho nhân viên?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 đề cập về thứ tự phân chia tài sản đối với quyết định tuyên bố phá sản của doanh nghiệp. Theo đó, các khoản nợ lương đối với người lao động thuộc trường hợp ưu tiên khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ.

Vậy nên, toàn bộ doanh nghiệp khi phá sản đều phải trả hết nợ lương cho nhân viên mà không phân biệt loại hình doanh nghiệp cụ thể.

3. Các doanh nghiệp khi phá sản phải quyết toán thứ tự trả nợ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định thứ tự quyết toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi phá sản, cụ thể như sau:

  1. Chi phí phá sản.
  2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
  3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  4. Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, khoản nợ không có đảm bảo phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản đảm bảo không đủ thanh toán nợ.

IV. Vấn đề liên quan đến thanh toán nợ trường hợp doanh nghiệp phá sản có cần luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là những thông tin về thanh toán nợ trường hợp doanh nghiệp phá sản. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến việc thanh toán nợ hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn