1. Những điều cần biết khi kết hôn với người theo đạo Thiên chúa:
Thiên Chúa giáo thường được dùng để gọi công giáo. Đây là hệ phái tôn giáo thờ Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam sớm nhất, từ thế kỷ 16 và phát triển mạnh từ thế kỷ 17.
- Sinh 2006 mệnh gì? Tuổi Bính Tuất Hợp tuổi nào & Màu gì?
- Văn Khấn, Mâm Cúng Cô Hồn Mùng 2 Và 16 Hàng Tháng Chi Tiết Nhất
- Có nên uống sữa giảm cân vinamilk 2018?
- 61 là tỉnh nào, mã biển số xe theo từng khu vực và cách đăng ký biển số xe tại Bình Dương
- Bột sắn dây nên uống sống hay chín để tốt cho sức khoẻ nhất?
Có thể hiểu, Đạo thiên chúa (Thiên chúa giáo) là một loại tôn giáo được du nhập vào Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Hiện nay, số lượng người dân Việt Nam theo đạo thiên chúa ngày càng lớn. Về cơ bản, Thiên chúa giáo là một hình thức tín ngưỡng, duy trì dựa trên niềm tin và nhận thức của người dân về nhân sinh vạn vật trên cơ sở các triết lý mà tư tưởng tôn giáo này mang lại.
Bạn đang xem: Lấy vợ theo Đạo Thiên Chúa có buộc phải theo đạo không?
Hiện nay, có rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu về đạo Thiên chúa. Số lượng người dân theo đạo thiên chúa ngày càng nhiều. Do đó, vấn đề, vướng mắc xoay quanh việc kết hôn với người theo đạo Thiên chúa ngày càng lớn.
Xét về phương diện nhận thức, khi kết hôn với người theo đạo thiên chúa, người dân cần lưu ý những thông tin sau đây: Giáo lý tân tòng và hôn nhân của Đạo thiên chúa; công tác chuẩn bị bước vào thánh đường.
– Công dân muốn kết hôn với người theo đạo Thiên chúa cần tìm hiểu về giáo lý tân tòng và hôn nhân.
+ Các cá nhân cần đăng ký tham gia khóa học giáo lý tân tòng và hôn nhân. Về cơ bản, khóa học này kéo dài từ 6-8 tháng.
+ Khi tham gia lớp giáo lý tân tòng, học viên sẽ có thêm những hiểu biết về hình thức tôn giáo này. Thực tế, nếu không thuộc Công giáo, người dân sẽ rất khó có những hiểu biết về tín ngưỡng của nó. Khi kết hôn, các cá nhân sẽ phải hòa hợp với chồng/vợ của mình về đức tin. Lúc này, khi co các nền tảng kiến thức, các cá nhân sẽ dễ dàng hòa hợp và thích nghi với môi trường mới hơn. Đồng thời, chương trình học này giúp các cá nhân có niềm tin toàn vẹn về tín ngưỡng tôn giáo, yêu và tin tưởng. Có như vậy, sự hòa hợp về tín ngưỡng giữa vợ và chồng mới đạt hiệu quả cao, hôn nhân mới duy trì được giá trị hạnh phúc bền vững.
+ Khi tham gia khóa học giáo lý này, các tân tòng được tổ chức thánh lễ trọng thể và sẽ được lãnh nhận đồng thời các bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể.
– Khi kết hôn với người theo đạo thiên chúa, các cá nhân cần chuẩn bị cả công tác bước vào thánh đường.
Xem thêm : Công ty TNHH ngoài nhà nước là gì? Đặc điểm và vai trò
+ Lễ kết hôn của người theo Công giáo có những điểm khác biệt nhất định so với các cuộc hôn nhân khác. Do đó, khi chuẩn bị bước vào thánh đường, người dân cần chuẩn bị sẵn sàng cả về mặt ý chí cũng như các nền tảng vật chất khác.
+ Trước khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, thông tin về việc kết hôn của hai cá nhân sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba Thánh lễ Chủ nhật liên tiếp. Mục đích của việc thông báo này là để những ai có ý muốn phản đối sẽ phải trình lên cha xứ.
+ Cha xứ là chủ thể chịu trách nhiệm chủ trì lễ kết hôn của người theo đạo. Muốn được tổ chức kết hôn tại Nhà thờ, đi vào thánh đường, các cá nhân phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân.
+ Khi diễn ra lễ kết hôn, một nghi thức quan trọng mà hai vợ chồng phải thực hiện là đưa ra lời thề nguyền trước Chúa. Đây là lời thề nguyền thiêng liêng, là minh chứng chứng minh tình yêu của hai người, lời cam đoan về việc duy trì hạnh phúc trước chúa.
Như vậy, khi muốn kết hôn với người theo đạo Thiên Chúa, người dân cần đảm bảo những lưu ý như trên.
2. Lấy vợ theo Đạo Thiên Chúa có buộc phải theo đạo không?
Hiện nay, việc lấy vợ theo Đạo Thiên Chúa diễn ra rất phổ biến, bởi số lượng người dân theo Đạo thiên chúa ở nước ta ngày càng nhiều.
Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là lấy vợ theo Đạo thiên chúa có buộc phải theo đạo không?
Thực tế, Thiên Chúa giáo là một hình thức tôn giáo, tín ngưỡng. Khi tham gia Thiên chúa giáo, niềm tin của các cá nhân đặt chọn vào Chúa. Khi bước vào một cuộc hôn nhân, khi một trong hai người (vợ hoặc chồng) theo đạo Thiên chúa giáo, người còn lại thường hướng tới việc theo Đạo rồi mới kết hôn.
Về quan niệm mang tính chuẩn mực chung, khi tiến hành kết hôn, Giáo hội luôn mong muốn cả hai cá nhân đều nhận được sự chúc phúc bà ban phước lành của Chúa. Giáo Hội quy định những điều này chỉ vì lợi ích đức tin của con cái, chứ không mang ý nghĩa bắt buộc ai phải theo đạo rồi mới cho cưới. Vậy nên , để trả lời cho câu hỏi lấy vợ theo Đạo Thiên Chúa có buộc phải theo Đạo không, thì câu trả lời là không.
Xem thêm : 3 Cách Ướp Chân Gà Nướng
Tín ngưỡng là phạm trù thuộc lòng tin, ý chí của mỗi người. Pháp luật cũng quy định rõ, mỗi người sẽ có quyền tự do tín ngưỡng, không ai được cấm đoán hay ép buộc quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một người.
Do đó, khi lấy vợ theo Đạo Thiên Chúa, các cá nhân không bị bắt buộc phải theo Đạo. Xong trong thực tế, có rất nhiều trường hợp cá nhân tự nguyện theo Đạo Thiên Chúa khi chuẩn bị kết hôn với người theo Đạo. Hành động này của họ nhằm mục đích chứng minh tình yêu đối với đối phương; đồng thời, nó giúp tạo nên sự hòa nhập về ý chí, tư tưởng của các cá thể với nhau.
Một điểm cần lưu ý rằng, xét theo thực tế, khi kết hôn với người theo Đạo Thiên Chúa, người dân thường có xu hướng cũng theo Đạo trước khi kết hôn. Đồng thời, việc quy định cần theo Đạo Thiên Chúa khi kết hôn với người trong Đạo mang tính quy chuẩn áp dụng riêng về mặt tín ngưỡng. Tại đó, người dân áp dụng và thực hiện theo.
Những vấn đề liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng mang tính chất đặc biệt nhạy cảm. Quy định của Nhà nước mang tính điều chỉnh hoạt động của người dân, đảm bảo người dân không vi phạm. Song, việc quyết định những vấn đề tôn giáo thường do ý chí của các cá nhân tự quyết định. Vậy nên, việc theo đạo Thiên chúa khi kết hôn với người trong Đạo hay không phần lớn dựa và đức tin và ý chí của các cá thể.
3. Những trường hợp không được kết hôn với người theo Đạo Thiên chúa:
Về nguồn gốc, Đạo Thiên Chúa xuất phát từ phương Tây, sau đó được truyền bá vào Việt Nam. Nó không phải là quốc giáo của Việt Nam. Cùng với đó, những vấn đề liên quan đến tôn giáo và chính trị là vô cùng nhạy cảm. Có rất nhiều trường hợp lợi dụng yếu tố tôn giáo để truyền bá những tư tưởng lệch lạc, gây mất đoàn kết nội tại của một quốc gia.
Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các cá nhân. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp rủi ro xảy ra liên quan đến vấn đề lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện các hành vi phạm tội, che dấu tội phạm hoặc phản động.
Chính vì vậy, tại quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an đã đưa ra những quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau: Công an muốn kết hôn với ai, thì vợ của công an sẽ phải được tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời và bản thân người đó cùng gia đình không ai theo đạo Thiên chúa, cơ đốc. Như vậy, theo quy định tại điều luật này, Công an sẽ là đối tượng không được kết hôn với người theo Đạo Thiên Chúa.
Công an nhân dân là chủ thể hoạt động trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là đối tượng trực tiếp làm việc cho quân đội, chịu trách nhiệm thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc duy trì trật tự an ninh quốc gia. Thực tế, các chủ thể này được quán triệt về mặt tư tưởng một cách rõ ràng. Họ sống và làm theo hiến pháp và pháp luật, tuân thủ thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao phó. Đây là lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Do đó, với các đối tượng này, Đảng và Nhà nước luôn yêu cầu nhân thân trong sạch, không vi phạm pháp luật, tín ngưỡng, tôn giáo cũng cần đảm bảo theo quy định chung của Nhà nước. Khi kết hôn, vợ/ chồng sẽ là người gắn bó mật thiết, kề vai sát cánh với các chiến sĩ công an. Họ có tầm ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy của các chủ thể này. Mà như đã nói, tôn giáo tín ngưỡng là vấn đề nhạy cảm. Do đó, quy định về việc Công an không được kết hôn với người theo đạo là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn. Và nó là quy định bắt buộc, buộc các đối tượng là Công an phải tuân thủ thực hiện.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp