THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp một số thắc mắc liên quan đến thử việc, lương thử việc theo quy định mới nhất:
Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?
Theo quy định thì khi người lao động nghỉ việc (không phân biệt nghỉ ngang hay không), người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp…
Bạn đang xem: Quy định về thử việc, lương thử việc mới nhất 2023
Do đó, không phân biệt trường hợp người lao động có nghỉ ngang trong thời gian thử việc hay là không, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương những ngày người lao động đã làm việc theo quy định, mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
>> Xem nội dung chi tiết tại đây
Nghỉ việc trong thời gian thử việc báo trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 thì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
>> Xem nội dung chi tiết tại đây
Quy định về thử việc, lương thử việc mới nhất 2023 (Hình từ internet)
Lương thử việc là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 26 Bộ luật lao động 2019 thì tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Lương thử việc có đóng thuế TNCN không?
Xem thêm : Thời gian uống sắt và canxi cho bà bầu như thế nào?
Tiền lương thử việc của người lao động cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Theo đó, việc khấu trừ thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương thử việc của người lao động như sau:
(1) Trường hợp 1: Người lao động thử việc ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Trường hợp người lao động thử việc ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tiền thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương thử việc của người lao động sẽ được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo đó, căn cứ tính thuế TNCN là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau:
– Các khoản giảm trừ gia cảnh.
– Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
(2) Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Người lao động trong trường hợp này mà có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Xem thêm : Tin tức
Tuy nhiên, nếu người lao động chỉ có duy nhất thu nhập nêu trên nhưng tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết gửi người sử dụng lao động để không bị khấu trừ thuế.
>> Xem nội dung chi tiết tại đây
Thử việc nghỉ ngang có phải bồi thường cho công ty không?
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Do đó, trong thời gian thử việc, người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Đồng nghĩa, người lao động nghỉ ngang trong thời gian thử việc không phải bồi thường cho công ty.
>> Xem nội dung chi tiết tại đây
Thử việc tối đa bao nhiêu tháng?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Bộ luật lao động 2019 thì thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp