Tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 12, HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế khóa VIII vừa diễn ra, các đại biểu HĐND tỉnh đã thống nhất cao đối với tờ trình liên quan đến Đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên – Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 của UBND tỉnh.
Theo đó, đối với định hướng về hành chính đô thị, từ nay đến năm 2025 xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện.
Bạn đang xem: Thừa Thiên – Huế sẽ chia thành 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện
Xem thêm : Thông tin, địa chỉ Sở Tài nguyên và Môi trường – UBND tỉnh Tây Ninh
Từ sau năm 2025 đến năm 2030 gồm 9 đơn vị hành chính với 3 quận, 2 thị xã và các huyện; xây dựng đô thị Chân Mây đạt tiêu chí đô thị loại III.
Từ sau năm 2030 đến năm 2045 gồm 10 đơn vị hành chính với 4 quận, 2 thành phố và các huyện; xây dựng huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu trở thành thị xã.
Từ sau năm 2045 đến năm 2065, ổn định và nâng cao chất lượng đô thị với mô hình đô thị trung tâm gồm 4 quận; 2 thành phố; 2 thị xã; các thị trấn, đô thị loại V thuộc huyện Phú Lộc – Nam Đông và huyện A Lưới.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, Quy hoạch chung đô thị tỉnh Thừa Thiên – Huế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và được xác định là một trong những tiêu chí để xây dựng Đề án thành lập thành phố Trung ương. Trên cơ sở nhiệm vụ Quy hoạch đô thị tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các khâu, các bước trong quá trình xây dựng đồng thời có sự tham gia ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, có sự tham gia phản biện của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng thông qua Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu Công nghiệp số 2, 3 tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tạo cơ sở để phê duyệt, từ đó ưu tiên phát triển công nghiệp xanh, sạch, công nghiệp kỹ thuật cao và thân thiện môi trường; phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ,… và các dịch vụ hậu cảng phục vụ cảng Chân Mây, phù hợp không gian kiến trúc cảnh quan khu vực lân cận, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp