Da sạm, xuất hiện nếp nhăn, giảm mức độ tập trung, tăng cân, huyết áp cao,… là các tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ. Ngoài ra, thói quen này kéo dài còn ảnh hưởng đến nồng độ hormone, gây suy giảm ham muốn và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Thức khuya là thói quen gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe nữ giới
Bạn đang xem: Con gái thức khuya có tác hại gì?
Tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ
Thức khuya là một trong những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nữ giới.
Các chuyên gia cho biết, những người thường xuyên thức khuya thường có nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn và có tốc độ lão hóa nhanh hơn những người ngủ trước 23 giờ. Ngoài ra, thói quen này còn ảnh hưởng đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt.
Dưới đây là một số tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ, bao gồm:
- Da sạm và xuất hiện nếp nhăn
Làn da là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi thói quen thức khuya. Sau một đêm thức khuya và ngủ không đủ giấc, bạn có thể nhận thấy da sạm, tối và khô hơn bình thường. Nguyên nhân là do thức khuya làm ngưng trệ quá trình thải độc khiến độc tố ứ đọng trong tế bào da và gây ra hiện tượng sạm đen.
tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ
Thức khuya có thể gây khô da, sạm nám và dễ hình thành các nếp nhăn
Xem thêm : Tròn 20 năm bước chân vào làng giải trí, nhìn lại những vai diễn tiêu biểu của Hồ Hạnh Nhi
Bên cạnh đó, thức khuya còn khiến da không có đủ thời gian để phục hồi và sửa chữa tổn thương do tác hại của ánh nắng mặt trời và một số tác nhân khác như bụi, vi khuẩn, gió,…
Vì vậy nếu thường xuyên thức khuya, làn da sẽ có xu hướng hình thành các đốm nâu, mụn trứng cá, lỗ chân lông to và dễ xuất hiện nếp nhăn.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hệ quả do thức khuya trong một thời gian dài. Nguyên nhân là do thức khuya làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến yên và buồng trứng, từ đó làm giảm nồng độ hormone estrogen, progesterone và một số thành phần cần thiết cho quá trình chuyển hóa.
tác hại của thức khuya đối với phụ nữ
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là tác hại thường gặp nhất của việc thức khuya đối với phụ nữ
Hormone bị rối loạn và mất cân bằng có thể dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, mệt mỏi, đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Các chuyên gia cho rằng, nữ giới có thói quen thức khuya thường gặp các triệu chứng bất thường trong giai đoạn hành kinh như lượng máu kinh ít/ nhiều hơn, máu có màu nâu, đen, đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi,…
- Giảm ham muốn tình dục
Ngoài khả năng sản xuất trứng, hormone estrogen còn duy trì chức năng sinh lý và ham muốn ở nữ giới. Do đó thức khuya kéo dài còn có thể gây suy giảm hormone và dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, thói quen này còn khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và ít suy nghĩ đến chuyện chăn gối.
- Tăng nguy cơ ung thư vú
Xem thêm : Sự Kiện Tết Liên Quân, Nhận Lì xì Liên Quân Mobile 2024
Các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, ung thư vú có khả năng tăng lên gấp 1.5 lần ở nữ giới có thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc.
Thức khuya có thể gây mất cân bằng hormone progesterone và estrogen. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và ham muốn tình dục mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Bên cạnh đó, thói quen thức khuya còn làm gián đoạn quá trình sản sinh hormone melatonin. Hormone này có vai trò giúp não bộ nghỉ ngơi, tạo cảm giác buồn ngủ, chống lại quá trình hình thành khối u và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Do đó thường xuyên thức khuya có thể làm giảm hormone melatonin và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư buồng trứng,…
- Tăng đường huyết và huyết áp
Ngoài những tác hại nói trên, nữ giới thường xuyên thức khuya còn đối mặt với tình trạng tăng huyết áp và đường huyết. Bởi thói quen này có thể làm ngưng trệ quá trình chuyển hóa, từ đó làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, thức khuya, thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến tim mạch và làm tăng huyết áp. Trong trường hợp thức khuya kéo dài, bạn có thể mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tim mạch như suy tim, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp