Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, có thêm nhiều các nhân tố ảnh hưởng, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định.
1. Lượng giá trị của hàng hóa là gì?
Giá trị của một hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng :
Bạn đang xem: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
– Chất giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Ví dụ : Lao động của người thợ mộc, người thợ may đều phải hao phí óc, sức thần kinh và cơ bắp để tạo ra cái bàn, cái ghế, bộ đồ (lao động trừu tượng)
– Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
2. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
Để đo lượng lao động hao phí (lượng giá trị của hàng hóa) để tạo ra hàng hóa người ta thường dùng bằng thước đo thời gian.
Ví dụ : Người thợ mộc tốn 6h để tạo ra sản phẩm, còn người thợ may chỉ tốn 4h để tạo ra sản phẩm (lượng lao động hao phí).
Trong thực tế, xét một loại hàng hóa đưa ra thị trường có rất nhiều người cùng sản xuất, nhưng mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa của học là khác nhau. Vì vậy nếu lấy thời gian lao động cá biệt của từng người sản xuất để đo lượng giá của hàng hóa thì sẽ có nhà sản xuất này sẽ tốn nhiều thời gian (lười biếng, vụng về) để sản xuất ra hàng hóa hơn nhà sản xuất kia dẫn đến kết luận hàng hóa đó có càng nhiều giá trị ?
Ví dụ : Hai công ty may đều sản xuất ra áo, công ty 1 thì tốn 4h để sản xuất ra áo, công ty 2 tốn 6h đồng hồ để sản xuất ra áo. Kết luận công ty 2 có lượng giá trị của hàng hóa nhiều hơn công ty 1 (kết luận sai).
Mác đã viết : “ Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.”
Qua câu nói của Mác thì thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hòan cảnh xã hội nhất định.
Xem thêm : Bà bầu uống nhiều nước dừa sẽ tốt cho thai nhi?
Ví dụ : Các công ty may hiện nay thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1 cái áo là 4h.
Thời gian lao động xã hội cần thiết được xác định thông qua giá cả thị trường.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định.
Sự thay đổi vào 2 nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa :
- Năng suất lao động
- Mức độ phức tạp của lao động
3.1 Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nó phản ánh hiệu quả, kết quả lao động (thể hiện ở người, quốc gia, …)
Ví dụ : Ngày xưa áo quần may bằng tay, bây giờ áo quần may bằng máy (cho thấy ta có thể phân biệt thời đại qua năng suất lao động)
Có hai lọai năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động xã hội có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh (thời gian lao động xã hội cần thiết) và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống (giảm thời gian lao động xã hội cần thiết) thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.
3.2 Mức độ phức tạp của lao động
Tăng năng suất lao động xã hội sẽ giúp tăng hiệu quả lao động ( có thể tăng số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hay giảm thời gian sản xuất cần thiết để tạo ra một sản phẩm).
Ví dụ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Ví dụ : Công ty trước đó sản xuất cần 2h/sp và sau khi tăng năng suất lao động thì chỉ cần 1h/sp.
+ Để tăng năng suất lao động thì ta có thể :
- Áp dụng kĩ thuật công nghệ mới
- Nâng cao trình độ người lao động
- Tổ chức, quản lý lao động khoa học
- Thay đổi điều kiện tự nhiên của sản xuất
Ví dụ : Người nông dân cải tạo đất để nâng cao năng suất thu họach gạo (thay đổi điều kiện tự nhiên của sản xuất)
4. Phân biệt giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động
4.1 Cường độ lao động là gì?
Cường độ lao động là phản ánh mức độ khẩn trương, sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động (mức độ căng thẳng của công việc).
Tăng cường độ lao động thì lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi.
4.2 Năng suất lao động là gì?
Năng suất lao động là số lượng sản phẩm mà người lao động sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian nhất định.
Khi tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.
Như vậy, sự khác nhau cơ bản của tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động thể hiện ở :
– Chất lượng lao động và thời gian lao động : ( khác nhau về bản chất của hiện tượng)
– Sự thể hiện về lượng và sự thể hiện về chất.
– Sự thể hiện về hình thể và sự thể hiện về tiến độ.
Top từ khóa tìm kiếm: ví dụ về lượng giá trị hàng hóa, các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa, ví dụ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa, lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa,..
Xem thêm các bài viết liên quan khác như:
- Khái niệm, vai trò, chức năng của kênh phân phối hiện nay
- Phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong của doanh nghiệp
- Tìm hiểu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp