Có thể giảm đau bụng kinh bằng thuốc?

Phần lớn phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt thường bị đau bụng, nếu ở mức độ nhẹ có thể chịu đựng hoặc áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp đau bụng dữ dội, liên tục và kéo dài thì cần có sự can thiệp của thuốc để giảm thiểu các cơn đau.

Nhìn chung, thuốc đau bụng kinh hoạt động theo 2 cơ chế. Một là làm giãn cơ tử cung, khiến tình trạng co thắt giảm xuống dẫn đến giảm đau bụng kinh. Hai là giúp ức chế sự tổng hợp prostaglandin – nguyên nhân gây ra các cơn co thắt ở tử cung trong cơ thể.

1.1 Một số nhóm thuốc làm giảm đau bụng kinh

  • Thuốc chống co thắt hướng cơ: thường chứa các thành phần dipropylin, alverin, drotaverin; có tác dụng làm giãn cơ tử cung dẫn đến giảm đau.
  • Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: sử dụng kết hợp các loại thuốc chứa estrogenprogesteron hoặc dydrogesterone, lynestrenol (dẫn chất của progesteron). Có thể sử dụng thuốc tránh thai như một loại thuốc giảm đau rất hiệu quả.
  • Thuốc ức chế prostaglandin: hay còn được gọi là thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Acid Mefenamic). Ngoài ra nhóm thuốc này thường được lựa chọn điều trị cho nữ giới chưa có quan hệ tình dục.

1.2 Các loại thuốc làm giảm đau bụng kinh thường gặp

  • Cataflam: Đây là một dạng thuốc giảm đau không steroid, thành phần chính là natri của Diclofenac. Thuốc đau bụng kinh Cataflam nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như viêm loét đường tiêu hóa, tăng men gan, làm giảm chức năng thận. Trong trường hợp dùng Cataflam để điều trị có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị.

Chống chỉ định dùng chung với các thuốc chống viêm không steroid khác (như Aspirin), thuốc chống đông máu (Heparin, Ticlopidin). Cần chú ý người viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển, người bị bệnh hen, người suy gan thận nặng, người có mẫn cảm với thuốc không được dùng loại thuốc này.