Có được bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương?

Đối với một tình trạng có vết thương hở, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh điều trị theo đường bôi ngoài da, đường uống hoặc đường tiêm, phụ thuộc vào mức độ nặng của vết thương và tình trạng chung của cơ thể. Đối với những vết thương nghiêm trọng, hủy hoại nhiều lớp của bề mặt da, thậm chí để lộ ra lớp cơ, mỡ, xương thì người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử trí cầm máu, khâu vết thương.

Tuy nhiên, đối với những vết thương ít nghiêm trọng hơn nhưng có nguy cơ nhiễm trùng thì thường được kê các loại thuốc mỡ bôi ngoài da vì việc dùng kháng sinh đường uống khi không cần thiết có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ. Mặc khác, các loại thuốc mỡ bôi da có thể giúp tăng khả năng hấp thu của da, giúp thuốc ngấm sâu vào vết thương để mau lành.

Người bệnh cần lưu ý một số dấu hiệu nghi ngờ có nhiễm trùng vết thương hở như: Vết thương bị sưng tấy, ửng đỏ, tụ dịch mủ có mùi và kèm theo sốt cao.

Các bước xử trí khi gặp vết thương hở đơn giản tại nhà:

  • Bước 1: Dùng gạc hoặc khăn sạch đè ép lên vết thương để cầm máu.
  • Bước 2: Sử dụng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn khác để làm sạch vết thương, loại bỏ dị vật, đất cát và hạn chế nhiễm trùng.
  • Bước 3: Sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc mỡ bôi vết thương giúp hạn chế nhiễm trùng và tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục vết thương.
  • Bước 4: Che phủ vết thương với băng gạc y tế để tránh tiếp xúc nước và môi trường xung quanh trong trường hợp vết thương nhỏ. Tuy nhiên, cũng không nên băng vết thương quá chặt vì sẽ hạn chế khả năng lên mô hạt.
  • Bước 5: Theo dõi vết thương, bôi thuốc và thay băng hàng ngày đến khi mô da lành. Nếu sau vài ngày điều trị vết thương nặng hơn thì người bệnh cần đến cơ sở y tế kiểm tra và điều trị.