Khi thủy phân saccarozơ thì thu được?

Câu hỏi:

Khi thủy phân saccarozơ thì thu được?

A. Ancol etylic

B. Glucozơ và fructozơ

C. Glucozơ

D. Fructozơ

Đáp án đúng B.

Khi thủy phân saccarozơ thì thu được Glucozơ và fructozơ, saccarozo là một dạng đường kết tinh, chúng không có màu, không có mùi và có vị ngọt, rất dễ để hòa tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

– Saccarozo hay saccharose là một disacaride (glucose + fructose) với công thức phân tử là C12H22O11.

– Saccarozơ được tạo nên bởi gốc α- glucozơ và β- fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ, là một disaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozo và một gốc fructozo liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Nên trong phân tử saccarozo không có nhóm andehit (CH=O), chỉ có các nhóm ancol (OH).

– Saccarozo có nhiều tên gọi khác nhau như: Đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường mía (đường trong thân cây mía), đường phèn (đường ở dạng kết tinh), đường củ cải (đường trong củ cải đường), đường thốt nốt (đường trong cây thốt nốt) hay một cách đơn giản là đường.

– Saccarozo không có phản ứng tráng bạc và không làm mất màu nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozo không có nhóm chứ CHO. Khi đun nóng dung dịch saccarozo với H2SO4 loãng được dung dịch có phản ứng tráng bạc do trong dung dịch thu được sau khi đun nóng có glucozo và fructozo. Do vậy,

– Saccarozơ có những tính chất vật lý sau đây:

+ Saccarozo là một dạng đường kết tinh, chúng không có màu, không có mùi và có vị ngọt, rất dễ để hòa tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.

+ Saccarozo nóng chảy và phân hủy ở 186 °C để tạo ra caramen (đường thắng), và khi cháy tạo ra carbon, dioxide carbon, nước. Nước có thể phá vỡ cấu trúc của sucrose nhờ thủy phân, tuy nhiên quá trình này là rất chậm và vì thế sucrose có thể tồn tại trong dung dịch trong nhiều năm mà gần như không thay đổi.

– Tính chất hóa học của saccarozơ

Do không có nhóm chức andehit nên saccarozo không có tính khử như glucozo, nhưng saccarozo có tính chất của ancol đa chức. Mặt khác, do được cấu tạo từ hai gốc monosaccarit nên saccarozơ có phản ứng thủy phân.

+ Phản ứng thủy phân; Phản ứng quan trọng của saccarozơ là thủy phân trong môi trường axit. Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm chất xúc tác, saccarozơ bị thủy phân thành glucozo và fructozo.

Khi thủy phân saccarozơ thì thu được glucozơ và fructozơ

Phương trình phản ứng thủy phân saccarozơ:

C12H22O11 + H2O C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

+ Phản ứng với Cu(OH)2:

Trong dung dịch, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch đồng saccarat có màu xanh lam. Phương trình:

C12H22O11+ Cu(OH)2 → (C12H10O111)2Cu + 2H2O

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Saccarozo là gì?

Trả lời: Saccarozo là một loại đường saccharide phổ biến được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như mía đường và cây cỏ khác. Nó là một disaccharide bao gồm một phân tử glucose và một phân tử fructose liên kết bởi liên kết glycosidic.

Câu hỏi 2: Thủy phân saccarozo là quá trình gì?

Trả lời: Thủy phân saccarozo là quá trình phân cắt mạch liên kết giữa glucose và fructose trong phân tử saccarozo bằng cách sử dụng nước. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai đường đơn là glucose và fructose.

Câu hỏi 3: Cơ chế thủy phân saccarozo như thế nào?

Trả lời: Cơ chế thủy phân saccarozo diễn ra thông qua phản ứng thủy phân, trong đó một phân tử nước (H₂O) được sử dụng để phá vỡ liên kết glycosidic giữa glucose và fructose. Quá trình này tạo ra hai phân tử đường đơn riêng biệt.

Câu hỏi 4: Ứng dụng của thủy phân saccarozo trong ngành thực phẩm là gì?

Trả lời: Thủy phân saccarozo trong ngành thực phẩm tạo ra glucose và fructose, hai loại đường đơn có khả năng ngọt tự nhiên. Vì vậy, hỗn hợp glucose và fructose sau thủy phân thường được sử dụng làm chất ngọt tự nhiên thay thế đường mía truyền thống.