Tia phóng xạ là gì?
Tia phóng xạ được định nghĩa là các dòng hạt chuyển động nhanh phóng ra từ chất phóng xạ (các chất chứa các hạt nhân nguyên tử không ở trạng thái cân bằng bền). Các hạt phóng ra có thể chuyển động thành dòng định hướng.
Ngoài sự phân rã tự nhiên của các chất phóng xạ, tia phóng xạ cũng được quan sát từ các nguồn khác nhau như các lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc hay va chạm của các tia vũ trụ trong khí quyển Trái Đất.
Bạn đang xem: Tia phóng xạ đâm xuyên yếu nhất là
Các tia phóng xạ phổ biến
Dựa vào các hạt được phóng ra, tia phóng xạ được chia thành nhiều loại khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay nào!
Các tia phóng xạ phổ biến
#1: Tia phóng xạ anpha
Hạt anpha là các hạt nhân nguyên tử heli (được tạo ra từ 2 proton và 2 neutron) được phát ra bởi các hạt nhân phóng xạ có số nguyên tử cao như uranium, plutonium, radium. Do được phát hiện ra đầu tiên nên chúng được gọi là hạt anpha.
Các nguyên tử lớn thường được phân rã bằng cách phát ra một hạt anpha năng lượng. Chúng có kích thước tương đối lớn và điện tích dương. Nên nó chỉ có thể đâm xuyên vào da ở độ sâu dưới 0,1mm. Do đó, một mảnh giấy mỏng cũng có thể ngăn chặn tia anpha nhưng nếu chiếu trong một thời gian giấy cũng có thể bị phá hủy.
Tia phóng xạ anpha
#2: Tia Phóng xạ beta
Tia phóng xạ beta trừ các dòng hạt electron và nó bị lệch về phía bản dương trong điện trường và từ trường. Sau khi phóng xạ thu được, hạt nhân con sẽ tiến 1 ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn hóa học.
Tia phóng xạ beta cộng là dòng các hạt positron có điện tích +e. Và có khối lượng bằng với khối lượng của electron. Sau khi phóng xạ thu được, hạt nhân con lùi 1 ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn hóa học.
#3: Tia phóng xạ gamma
Xem thêm : Mang bầu ăn lá mơ được không? Tác dụng và lưu ý khi ăn lá mơ mà mẹ bầu nên biết
Tia gamma là các hạt photon do hạt nhân phát ra. Thông thường một nguyên tử khi ở trạng thái kích thước sẽ khử kích thích bằng cách phát ra tia gamma. Tia này giống như sóng ánh sáng và tia X nhưng chúng có tần số cao hơn nhiều nên có nhiều năng lượng hơn.
Do không có điện tích nên tia gamma có thể đi xuyên qua hầu hết các vật chất một cách dễ dàng. Nếu bạn muốn chặn tia này chỉ cần sử dụng gạch chì.
Các nguồn phát sinh tia phóng xạ
Hiện nay các tia phóng xạ thường phát sinh từ hai nguồn đó là bức xạ “nhân tạo” và bức xạ tự nhiên:
#1: Bức xạ “nhân tạo”
Máy dò khói
Trong các máy dò khói có sử dụng đồng vị Americium-241. Đây là nơi phát ra các hạt anpha có năng lượng lên đến 5,4 MeV. Chúng có tác dụng để ion hóa không khí. Khi không khí bị ion hóa, một dòng điện nhỏ có thể chạy qua nó. Khi có khói, dòng điện sẽ làm tăng điện trở và làm âm thanh báo động được phát ra mạch.
Nhà máy điện đốt than
Trong than có chứa một số chất như asen, lưu huỳnh, thủy ngân, 1,3 ppm uranium, và 3,4 ppm thorium. Khi đốt cháy, các đồng vị phóng xạ này được thải ra khí quyển và xâm nhập vào hệ sinh thái.
Vụ nổ vũ khí hạt nhân
Trước khi có Hiệp ước Cấm thử nghiệm năm vào 1963, đã có rất nhiều vụ thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển đã xảy ra. Hậu quả để lại các đồng vị phóng xạ tồn tại lâu dài trong bầu khí quyển.
Vụ nổ vũ khí hạt nhân
#2: Bức xạ tự nhiên
Xem thêm : Những điều cần biết trước khi quyết định xăm hình ngôi sao
Khí radon
Khí radon là một loại khí tự nhiên có nguồn gốc từ đất và nó có ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Nó ra phát các alpha, là nguyên nhân gây hỏng ADN. Và có thể dẫn đến ung thư nếu như chẳng may hút phải.
Các tia vũ trụ
Tia vũ trụ là các hạt năng lượng có nguồn gốc từ bên ngoài Trái Đất, nó có trong Mặt Trời, các ngôi sao, thiên hà và siêu tân tinh. Đa phần trong số này đều là proton. Mặc dù bầu khí quyển đã cản lại hầu hết các tia vũ trụ đến Trái Đất. Nhưng trong quá trình di chuyển bằng đường hàng không, một tia sẽ tích lũy với liều lượng cao hơn nhiều.
Nhiễm phóng xạ nguy hiểm như thế nào?
Các tia bức xạ ion gây tổn thương trực tiếp đến các phân tử ADN, ARN. Cụ thể hơn các phân tử ADN và ARN sẽ bị suy giảm tốc độ phân chia tế bào. Và ở liều phóng xạ lớn có thể dẫn đến chết tế bào. Sự ảnh hưởng của phóng xạ là khác nhau đối với từng loại tế bào. Trong đó các tế bào chưa được biệt hóa hay những tế bào có khả năng phân bào cao như tế bào gốc, tế bào ung thư,… Từ đó, sẽ dễ bị tổn thương bởi tia xạ.
Người bị nhiễm phóng xạ ở giai đoạn đầu (giai đoạn phơi nhiễm phóng xạ) thường sẽ không xuất hiện các triệu chứng điển hình. Mà chỉ khi đến giai đoạn mà một phần lớn các tế bào của cơ thể bị phá hủy bởi các tia xạ mới có các triệu chứng bệnh.
Trong nhiều trường hợp, người bị nhiễm phóng xạ chỉ xuất hiện các tổn thương trên cơ thể khi cường độ bức xạ vượt quá 1sv.
Tác hại của tia phóng xạ đến sức khỏe con người:
- Làm rụng tóc, ung thư da, đục thủy tinh thể.
- Cường giáp, ung thư da, đục thủy tinh thể.
- Làm giảm số lượng tế bào lympho trong máu khiến máu dễ bị nhiễm trùng.
- Gây nôn ói, tiêu chảy.
- Bức xạ giết chết các tế bào thần kinh và các mạch máu nhỏ. Gây nên những cơn co giật, suy tim và nạn nhân có thể tử vong ngay lập tức.
- Gây suy thoái tiền liệt tuyến, buồng trứng, tinh hoàn, ung thư vú.
- Tác động trực tiếp đến tủy xương, nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư máu, máu trắng.
Giải pháp phòng ngừa nhiễm phóng xạ
Dưới đây là các giải pháp ngăn ngừa nhiễm phóng xạ mà bạn có thể tham khảo:
- Nên tránh các chất nhiễm phóng xạ cũng như giảm thiểu tối đa thời gian phơi nhiễm. Và tối đa hóa khoảng cách với nguồn phóng xạ, đồng thời che chắn cẩn thận.
- Nếu cần chụp phim liên quan đến bức xạ ion hóa. Nhất là khi đang trong quá trình xạ trị ung thư. Cần sử dụng các khối bảo vệ bằng chì hoặc tạp giề để che chắn hạn chế tổn thương những bộ phận khác. Tuy nhiên nếu thời gian phơi nhiễm kéo dài thì các giải pháp che chắn gần như là không có ích đối với các tia gamma.
- Đối với trường hợp hạt nhân phóng xạ sinh ra từ một vụ khủng bố. Hoặc được giải phóng trong một tai nạn nhà máy điện hạt nhân thì cần sử dụng đến các biện pháp đề phòng tiêu chuẩn. Theo đó các biện pháp này sẽ giúp làm khử nhiễm xạ. Và giúp duy trì một khoảng cách an toàn từ các bệnh nhân bị nhiễm xạ khi không trực tiếp chăm sóc.
- Các nhân viên làm việc xung quanh nguồn bức xạ sẽ phải mang thẻ liền kế. Nếu có nguy cơ phơi nhiễm trên 10% liều lượng cho phép tối đa của nghề nghiệp (0.05Sv).
- Nếu như có sự cố phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân. Hoặc các chất phóng xạ bị giải phóng một cách cố ý thì bạn cần tìm nơi ẩn nấp tại chỗ. Hoặc di chuyển nhanh khỏi khu vực bị nhiễm xạ. Nên làm theo các chỉ dẫn của nhân viên y tế để lựa chọn phương án tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp