Tiêm dưới da là tiêm vào lớp nào ?

Tiêm bắp là kỹ thuật đưa một lượng thuốc vào trong bắp thịt – trong cơ. Khi sử dụng kỹ thuật này, thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da.

Kỹ thuật tiêm bắp được chỉ định trong các trường hợp dung dịch đẳng trương như:

  • Quinin, Ete.
  • Dung dịch dầu: lâu tan, dễ gây đau.
  • Các loại dung dịch keo, muối thủy ngân, muối bạc, hormon, kháng sinh… chậm tan, gây đau.
  • Tất cả các loại thuốc tiêm dưới da đều có thể tiêm bắp trừ cafein.

Kỹ thuật tiêm bắp chống chỉ định trong trường hợp thuốc gây hoại tử tổ chức như Ouabain, Calci clorua,…

Kim tiêm: sử dụng kim cỡ cố 21 – 23G, chiều dài khoảng 2,5 – 4 cm.

Góc tiêm: khoảng 90 độ so với bề mặt da.

Vị trí tiêm:

  • Tiêm bắp nông:
  • Cơ Delta.
  • Lượng thuốc không quá 1ml.
  • Không tiêm thuốc dầu.
  • Không dùng cho cơ Delta chưa phát triển: trẻ
  • Tiêm bắp sâu:
  • Đùi: ở 1/3 mặt ngoài đùi. Lượng thuốc tiêm ở đây không quá 3ml.
  • Mông: 1/4 trên ngoài lấy móc là gai chậu trước trên. Lượng thuốc tiêm ở đây không quá 3 – 5ml.

Kỹ thuật tiêm bắp:

  • Đối chiếu đúng bệnh nhân, thông báo và giải thích.
  • Bộc lộ vùng tiêm.
  • Xác định vị trí tiêm.
  • Đeo găng tay sạch.
  • Tiến hành sát khuẩn vùng tiêm bằng bông cồn theo hướng từ trong ra ngoài khoảng 5cm, theo hình xoắn ốc.
  • Sát khuẩn tay lại một lần nữa.
  • Đuổi hết bọt khí trong bơm tiêm.
  • Căng da vùng tiêm, đâm kim tiêm với góc khoảng 90 độ so với bề mặt da.
  • Kéo pittong lên xem có máu hay không, nếu có máu cần điều chỉnh lại kim tiêm (rút da hoặc đâm vào một chút), kiểm tra không có máu mới bơm thuốc chậm và quan sát sắc mặt bệnh nhân.
  • Rút kim ra nhanh theo hướng đâm kim vào.
  • Đặt bông gòn khô vào vị trí tiêm và xoa nhẹ nhàng.
  • Tháo găng tay.
  • Thông báo và giải thích cho bệnh nhân đã tiêm xong.
  • Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.