5 lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng thuốc thú y cho chó mèo

Không ít chủ nuôi đã phải đối mặt với tình huống khẩn cấp khi thú cưng của họ gặp vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng thuốc thú y có thể là một giải pháp tạm thời để cứu chữa cho chó, mèo, hoặc các loài vật cảnh khác. Nếu bạn chưa thể nhận được sự trợ giúp từ bác sĩ thú y, một số lưu ý dưới đây do các chuyên gia thú y của Việt Anh Viavet cung cấp có thể giúp ích cho bạn khi sử dụng thuốc thú y cho chó mèo.

tiem thuoc me cho cho co anh huong gi khong 1

Bạn là người không có chuyên môn thú y, dùng thuốc thú y đặc biệt là hoá dược hay biệt dược. Trường hợp này, bạn cần có toa thuốc thú y cho chó mèo hoặc tư vấn của bác sĩ thú y, vì một số nguyên tắc dùng thuốc áp dụng trên người không thể dùng cho chó mèo được.

Sau đây Việt Anh Viavet sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này:

  1. Một số thuốc dùng cho người gây nguy hiểm với chó mèo

– Tiêm 1ml Strichnine sulfat của người có thể gây tử vong cho chó Chihuahua hoặc chó dưới 3kg trong 15 phút, với triệu chứng co giật và liệt hô hấp tương tự bệnh uốn ván.

– Tiêm 2 ống Atropine sulfate 1ml của người có thể gây tử vong cho một bé chó trong vòng 30 phút với triệu chứng giảm hoặc ngừng tiết dịch của cơ thể.

– Các loại thuốc giảm đau hay được dùng cho người như Aspirin, Ibuprofen (Advil), và Acetaminophen (Tylenol) thường không an toàn cho chó và mèo. Chúng có thể gây ra triệu chứng nôn mửa, run rẩy, đau đớn, hoặc hôn mê ở thú cưng. Điều này xảy ra vì chó và mèo không thể phân giải được những loại thuốc này do thiếu các enzym cần thiết.

  1. Các liệu pháp điều trị cho chó mèo không giống người

– Chó mèo mắc bệnh tiêu chảy xuất huyết do Pavovirus hoặc Care và mắc chứng nôn khan liên tục, cùng tiêu chảy xuất huyết đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận. Không nên sử dụng nước Oresol hoặc đường Glucose cho chúng. Khi sử dụng Atropine cũng nên thận trọng để kiểm soát tình trạng nôn mửa và Vitamin K để đối phó với xuất huyết trong trường hợp này.

– Không nên dùng Sulphamid (như Trimazol hoặc Sulphaguanidine) để chữa tiêu chảy cho chó mèo, vì chúng có thể gây viêm thận, đặc biệt là khi chó mất nước hoặc không thể uống đủ nước.

– Cần cẩn thận khi tiêm B-Complex cho chó mèo, vì nhiều thú nuôi, đặc biệt là Becgie, có thể bị dị ứng. Triệu chứng Sưng phù, ngứa và sốt có thể xuất hiện chỉ sau 30 phút tiêm, cần sử dụng thuốc kháng Histamin ngay lập tức để cứu chữa.

Picture2 cat

– Không nên sử dụng các loại thuốc “trợ tim” như Spactein, Spactocam, Adrenaline… Khi chó bị tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng, trong tình huống này, tim chó đang đối mặt với nguy cơ ngừng đập.

– Tránh sử dụng lâu dài các loại thuốc thú y nhóm Steroid như Dexamethasone và Prenisolone cho chó mèo. Mặc dù, chúng có khả năng chống viêm, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như phù nề, tích nước, rối loạn tim mạch và suy yếu xương.

III. Nói không với hóa chất trừ sâu để trị ghẻ, rận, mòng cho chó

Để trị rận, mòng ở chó và đảm bảo sức đề kháng, hãy tránh sử dụng thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ, bình xịt muỗi, vì chúng có thể gây độc hại và dẫn đến tử vong, đặc biệt đối với chó con. Bạn hãy thử dùng sản phẩm thuốc phun ngoài da THUỐC THÚ Y – VIATOX SPRAY (CHÓ MÈO) với công dụng chính là diệt sạch các loại ngoại ký sinh: ve, ghẻ, chấy, rận, bọ chét ở chó, mèo. Cách dùng đơn giản: Phun ngược chiều lông cho đều toàn thân, với khoảng cách 10 cm, đặc biệt là vùng đầu, tai, cổ, bàn chân và đuôi. Lưu ý: không tắm cho thú trước và sau khi phun 48h.

VIATOX SPARAY 02 scaled