1. Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?
Tất cả các vết thương hở, trầy xước, rách da đều tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Các loại vết thương có nguy cơ nhiễm uốn ván cao cần được tiêm phòng khẩn cấp bao gồm vết thương nặng do tai nạn giao thông nghiêm trọng, vết thương gây ra do các vật sắc nhọn như đinh gỉ, cành cây, v.v.
Ngoài ra, các loại vết thương có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn như vết bỏng, trầy xước nhẹ, các loại vết thương hở không sâu và không bị nhiễm bẩn cũng cần được sơ cứu kịp thời và đúng cách để phòng ngừa nguy cơ uốn ván. Tốt nhất để đảm bảo an toàn, người bị những vết thương này cần tiêm phòng. Vì khi bệnh khởi phát thì gần như các biện pháp điều trị đều là quá muộn, đa số các trường hợp bệnh tử vong.
2. Nên tiêm uốn ván bao lâu sau khi bị thương?
Xem thêm : Trúng Số Giải 4 Được Bao Nhiêu Tiền? ⚡ Và Những Điều Cần Biết
Thời gian ủ bệnh uốn ván kéo dài từ 3 đến 21 ngày, trung bình là từ 7 – 8 ngày. Trước tiên, sau khi bị thương, người bệnh cần bình tĩnh xử lý vết thương đúng cách để làm chậm quá trình xâm nhập của vi khuẩn. Sau đó, đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván.
Thời gian tốt nhất để tiêm phòng có hiệu quả là trong vòng 24 giờ sau khi bị thương. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là sau 24 giờ bạn không thể tiêm vắc – xin nữa. Vắc – xin vẫn có thể tiêm sau 24 giờ, chỉ là tiêm càng muộn thì tác dụng bảo vệ càng ít đi.
3. Tiêm phòng uốn ván chủ động cho người khỏe mạnh
Uốn ván là căn bệnh gây ra nhiều cái chết thương tâm cho nhiều người khỏe mạnh, đặc biệt là đối tượng nam giới, trụ cột gia đình mà chủ yếu là do tai nạn lao động. Bệnh có thể hoàn toàn được phòng ngừa một cách chủ động bằng việc tiêm phòng.
Xem thêm : Uống nước đậu đen rang giảm cân được không?
Đối với trẻ nhỏ, mũi đầu tiên được tiêm vào thời điểm sau sinh và sau 5 – 10 năm thì nhắc lại 1 lần. Đối với người lớn, vắc – xin nên được tiêm nhắc lại cho những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao gặp tai nạn lao động, phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai. Mọi người nên nhớ rằng vắc – xin phòng ngừa uốn ván không tạo miễn dịch suốt đời. Chủ động tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước các chấn thương không thể lường trước.
4. Sơ cứu vết thương – Cách hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván
Khi có vết thương hở, bạn cần rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch. Loại bỏ tất cả các chất bẩn, dị vật bám lên vết thương (có thể sử dụng oxy già). Rồi rửa sạch lại vết thương bằng xà phòng. Băng bó và đến cơ sở gần nhất để tiêm phòng uốn ván. Việc sơ cứu đúng cách có thể làm chậm sử phát triển của vi khuẩn 4 giờ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp