Đổi tiền rách ở đâu? Ngân hàng có đổi tiền cũ nát, hỏng không?

Khi các chủ thể tham gia quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, thông thường chúng ta sẽ phát hiện ra tiền mà mình sử dụng trong quá trình lưu thông bị rách, hư hỏng. Nguyên nhân có thể bởi do không cẩn thận, tiền bị phá hoại hoặc là bởi vì những lý do khách quan khác. Khi gặp trường hợp này thì các chủ thể có thể mang đổi tiền rách đến những nơi có dịch vụ đổi tiền. Trong giai đoạn hiện nay nhiều người băn khoăn đổi tiền rách tại ngân hàng có mất phí không?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: Thông tư 25/2013/TT-NHNN.

1. Đổi tiền rách ở đâu?

Chúng ta nhận thấy rằng, tiền rách, tùy thuộc vào phần còn nguyên vẹn mà cũng sẽ đưa ra quyết định căn cứ theo quy định của pháp luật liệu có thể đổi được hay không. Nếu như diện tích tiền bị rách nhỏ, các phần bị rách vẫn còn nguyên thì các chủ thể sẽ vẫn có thể đổi được. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu như tiền bị phạm vi rách quá lớn, bị mất những phần quan trọng thì trên thực tế sẽ rất khó để có thể đổi.

Cũng sẽ tuy thuộc vào những nơi đổi tiền rách khác nhau mà quy định về điều kiện để nhằm đích thực hiện việc đổi tiền của các chủ thể cũng khác nhau, để có thể biết thêm chi tiết thì các chủ thể cũng sẽ cần phải liên hệ hoặc là trực tiếp đến những nơi cho phép đổi tiền. Nhà nước ta cũng đã ban hành một số quy định về chi phí đổi tiền rách và quy định này trên thực tế cũng sẽ được thay đổi theo thời gian.

Những nơi cho phép đổi tiền rách:

– Ngân hàng có đổi tiền rách. Theo đó, ngân hàng chính là nơi phát hành tiền cũng như có những dịch vụ hỗ trợ khách hàng đổi tiền rách.

Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, nếu không may tiền bị rách, khách hàng sẽ không cần phải vứt đi và tờ tiền đó đem đi đổi và vẫn sẽ sử dụng được. Tuy nhiên, không phải loại tiền rách nào cũng đổi được thành tiền mới tại ngân hàng. Bởi vì ngân hàng cũng có những quy định riêng trong việc các chủ thể thực hiện việc đổi tiền rách.

Hiện nay, ta nhận thấy rằng, cũng có rất nhiều nơi cho phép đổi tiền giấy bị rách, thậm chí là những cá nhân hoặc tổ chức tư nhân cũng cho phép thực hiện điều này. Bên cạnh Ngân hàng, để các chủ thể đổi tiền rách thì các chủ thể có nhu cầu đổi tiền sẽ có thể đến những nơi khác.

– Bưu điện: Tại các bưu điện trên phạm vi cả nước cũng luôn có dịch vụ đổi tiền đã rách, tùy thuộc vào nơi các chủ thể ở mà các chủ thể sẽ đến bưu điện nào thuận tiện nhất mà các chủ thể đó có thể đổi tiền sao cho phù hợp.

– Kho bạc: Kho bạc được biết đến là tổ chức nhà nước, sẽ giúp các chủ thể đổi tiền đã rách nếu như nằm trong điều kiện cho phép. Tại bất cứ tỉnh thành nào cũng sẽ có kho bạc.

5. Thủ tục đổi tiền rách tại các ngân hàng:

Bên cạnh vấn đề đổi tiền rách tại ngân hàng có mất phí không thì chắc hẳn thủ tục cũng được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, đối với các trường hợp tiền bị rách là loại tiền tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do tiền đã biến dạng, rách nát vì lỗi kỹ thuật từ các chủ thể là những nhà sản xuất hoặc do quá trình lưu thông thì các chủ thể khách hàng sẽ không cần phải nộp giấy tờ gì. Tuy nhiên, nếu đổi tiền rách, hư hỏng do quá trình bảo quản thì cũng cần đảm bảo một số giấy tờ cơ bản theo quy định cụ thể như sau:

Giấy đề nghị đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, mẫu do ngân hàng cung cấp. Khách hàng cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin trong mẫu giấy đề nghị đổi tiền bao gồm: Tên khách hàng có nhu cầu đổi tiền; Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; Số điện thoại; Địa chỉ; Số lượng tiền đổi, nguyên nhân rách, hư hỏng.

Quy trình đổi tiền rách tại ngân hàng:

Khi khách hàng có nhu cầu đổi tiền, khách hàng sẽ mang tiền rách, hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn tới các chi nhánh ngân hàng gần nhất. Say đó, khách hàng thực hiện đăng ký quy đổi tiền rách, hư hỏng sang tiền mới. Đối với những trường hợp không xác định được có đủ tiêu chuẩn hay không thì:

– Trong 5 ngày đầu tiên, đơn vị thu và đổi tiền sẽ chuyển hiện vật kèm giấy đề nghị giám định về chi nhánh ngân hàng đăng ký chuyển đổi.

– Trong 5 ngày tiếp theo, chi nhánh ngân hàng đó sẽ thông báo kết quả giám định và trao trả hiện vật.

Nếu như ngân hàng đó không thực hiện được giám định trong vòng 15 ngày, ngân hàng sẽ chuyển hiện vật kèm giấy giám định về cục phát hành và kho quỹ.

Sau 7 ngày, Cục phát hành và kho quỹ sẽ thông báo kết quả giám định tới các chủ thể là những khách hàng. Nếu như phát hiện ra hành vi cố tình hủy hoại, đơn vị Cục phát hành và kho quỹ sẽ chuyển cho cơ quan công an xem xét.

Kết quả từ cơ quan công an sẽ làm căn cứ quan trọng nhằm mục đích để thực hiện việc quy đổi.