“Tiên học lễ – Hậu học văn” là quan điểm giáo dục truyền thống, xem trọng việc bồi dưỡng đạo đức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Trong nhịp sống hiện đại, quan niệm này vẫn còn nguyên giá trị, giúp đào tạo ra thế hệ công dân có đủ đức, đủ tài, góp sức xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, phồn vinh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- 5 thắc mắc về kỳ kinh nguyệt mẹ sau sinh mổ nên biết
- LƯƠNG PHIÊN DỊCH TIẾNG HÀN Ở SAMSUNG BAO NHIÊU? XEM GIẢI ĐÁP NGAY
- Top 6 Thương hiệu dầu giấm trộn salad được yêu thích nhất Việt Nam
- Mức lương áp dụng với những chức vụ lãnh đạo cấp cao từ 1/7
- 10+ Đặc Sản Phủ Lý Hà Nam Ngon Nức Tiếng & Địa Chỉ Cụ Thể
“Tiên học lễ – Hậu học văn” – Trước hết phải học các lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách cho người học, sau đó, mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết để trở thành người tử tế, sống có ích cho xã hội. Học “lễ” được hiểu theo nghĩa rộng là học cách làm người, cách đối nhân xử thế, kính trên, nhường dưới, yêu thương giống nòi.
Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người gồm đạo đức và tài năng. Mục tiêu của ngành Giáo dục là đào tạo ra một thế hệ công dân hội tụ cả đức và tài, trong đó, đạo đức được xem là gốc rễ hình thành nên giá trị của một con người.
Xem thêm : Cập nhật lãi suất vay ngân hàng Vietinbank mới nhất
Mặc dù là quan điểm giáo dục truyền thống, song “Tiên học lễ – Hậu học văn” vô cùng cần thiết trong xã hội hiện đại, khi thế hệ trẻ đang bị chi phối bởi nhiều làn sóng văn hóa du nhập từ bên ngoài, ảnh hưởng tới nhân cách, đạo đức, cách giao tiếp, ứng xử của các em trong cuộc sống hằng ngày.
Trên thực tế đã xuất hiện những hành vi lệch chuẩn của một số học sinh đối với thầy, cô giáo ngay tại trường học, gây nên những hệ lụy tiêu cực cho xã hội và cho chính các em. Điển hình như vụ việc nữ sinh văng tục, vô lễ với giáo viên ở Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, tỉnh Khánh Hòa. Hay mới đây là vụ việc nhiều nam học sinh Trường THCS Văn Phú, tỉnh Tuyên Quang khóa trái cửa, dồn nữ giáo viên vào góc lớp chửi bới, xúc phạm, thậm chí ném dép vào đầu khiến cô giáo ngất xỉu.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ số, các clip ghi lại những sự việc trên nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc, phẫn nộ về hành vi vô lễ của các em. Những sự việc trên là hồi chuông cảnh báo các nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống cho học sinh.
Cô Dương Thị Hải Vân, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên cho biết: “Ở lứa tuổi thiếu niên, khả năng kiềm chế cảm xúc kém dẫn đến có nhiều lời nói, hành động mang tính bộc phát. Do đó, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là vô cùng cần thiết, giúp các em nhận thức, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các em không thể chỉ được áp dụng bằng những hình phạt mà cần được cảm hóa bằng tình yêu thương, thấu hiểu, bao dung, chia sẻ của các thầy, cô giáo.
Xem thêm : Tại sao tháng 5 âm lịch lại được gọi là THÁNG CỬU ĐỘC?
Những năm qua, Trường THCS Tích Sơn đã có nhiều cách làm sáng tạo nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường thành lập và duy trì hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý học đường, các thầy, cô giáo luôn sẵn sàng lắng nghe tâm tư, tình cảm, đưa ra lời khuyên hữu ích cho các em khi gặp tình huống khó xử. Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các em được lồng ghép cho các môn học như Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Giáo dục địa phương…, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề.
Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên nhắc nhở, trao đổi với các thầy, cô giáo về kỹ năng ứng xử, phương pháp xử lý tình huống trong môi trường giáo dục; thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục con trẻ về đạo đức, lối sống để các em biết cách ứng xử văn minh, lịch sự, tôn trọng người khác”.
Các em học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, sẽ vô cùng nguy hại nếu các em trưởng thành mà chỉ có tài năng, vốn tri thức sâu rộng mà thiếu đạo đức, không biết bao dung, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh, thực hiện các hành vi vô giáo dục, vô đạo đức, vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội.
Do đó, bên cạnh giáo dục kiến thức văn hóa, cần đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện, văn minh, giữ gìn, phát huy truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” của dân tộc. Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” được đặt ở vị trí trang trọng, dễ thấy ở bất cứ một ngôi trường nào như lời nhắc nhở mỗi học sinh cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách để phát triển toàn diện.
Bạch Nga
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp